Kiểm toán viên là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước?
Theo quy định của pháp luật thì công việc kiểm toán được nhắc đến chủ yếu đối với cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty kinh doanh, phát triển kinh tế. Đối với người thực hiện công việc này được gọi là Kiểm toán viên hoặc người dự thi, bổ nhiệm lên ngạch chính thì được gọi là Kiểm toán viên chính Nhà nước. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn, nhiệm vụ của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước?
Luật sư
1. Kiểm toán viên là gì?
Kiểm toán viên được hiểu là một chức danh có chức năng trong nội bộ các công ty doanh nghiệp để làm nhiệm vụ kiểm toán. Còn công việc kiểm toán là một trong những giai đoạn của việc thu thập các dữ liệu và thông tin liên quan đến các nội dung kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán này với mục đích từ những thông tin thu thập được sẽ giúp công ty đánh giá các tiêu chuẩn hay các dữ liệu có liên quan tới những vấn đề như khả năng tài chính của một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức. Việc đánh giá này sẽ được kiểm duyệt thông qua bộ phận kế toán của chính công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đó.
Hiểu theo pháp luật thì Kiểm toán viên là người kế toán viên đã được cấp giấy chứng nhận hay giấy chứng chỉ để tiến hành thực hiện các công việc như kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và các
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
Như vậy có thể thấy ngạch kiểm toán viên chính là thể hiện chức danh của người đảm nhiệm kèm theo đó là hiểu được cả nội dung cong việc mà họ đảm nhiệm thực hiện trong một doanh nghiệp, công ty đã tuyển dụng với mục đích kiểm tra các thông tin, tài liệu một cách chính sách tránh sai xót, tổn thất.
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước?
2.1. Tiêu chuẩn của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước?
Thứ nhất là về tiêu chuẩn chung của ngạch Kiểm toán viên được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quyết định 1950/QĐ-KTNN quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước trong đó có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với năng lực chung của ngạch Kiểm toán bao gồm:
– Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
+ Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Đã tham gia trực tiếp tối thiểu 01 đoàn kiểm toán
– Về trình độ đào tạo bồi dưỡng
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công.
+ Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước.
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (chứng chỉ A2 hoặc tương đương).
+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại
Thông qua nội dung trình bày trên có thể thấy đối với các chức danh làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước đều phải đáp ứng các điều kiện chung về khả năng tư duy, đường lối theo Đảng, nắm vững được các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực trong ngành Kiểm toán, có trình độ học vấn, chuyên môn với ngành Kiểm toán có thể độc lập hoặc phối hợp với cơ quan để thực hiện trách nhiệm công việc của mình.
Đối với tiêu chuẩn của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước thì bao gồm:
– Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Một trong những điều cơ bản nhất của ngạch Kiểm toán viên Nhà nước cần phải nắm vững đó là tuân thủ theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước với nhiệm vụ, trach nhiệm đối với chức danh của mình.
Để được giữ chức vụ thì cơ quan tuyển dung sẽ lựa chọn những người có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán và bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên chính thì trong thời gian giữ ngạch kiểm toán viên đáp ứng điều kiện đã tham gia xây dựng hay làm chủ trì, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp ngành, cấp cơ sở hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Điều kiện công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên chính phải đang giữ ngạch kiểm toán viên, thời gian giữ ngạch kiểm toán viên đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch kiểm toán viên và tương đương đủ 08 năm trở lên và đã tham gia trực tiếp với đoàn kiểm toán trong suốt quá trình thực hiện chức vụ kiểm toán.
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước là phải có những loaij bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến hoạt động bao gồm:
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc có bằng thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công.
+ Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính.
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại
Như vậy, khác với ngạch Kiểm toán viên chung thì Kiểm toán viên chính Nhà nước được quy định rõ ràng hơn về tình độ chuyên môn, học vấn và các loại giấy tờ chứng minh điều kiện hoạt động nghề như việc để được trở thành Kiểm toán viên chính hoặc dự thi ngạch thì buộc phải có các năng lực thực hiện xây dựng các đề tài, công trình được đưa vào thẩm định và có số năm thực hiện chức vụ Kiểm toán viên đạt mức tối thiểu; có bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề,……
2.2. Nhiệm vụ của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước?
Nhiệm vụ của ngạch Kiểm toán viên chính Nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quyết định 1950/QĐ-KTNN quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước như sau:
Điều đầu tiên nhất mà Kiểm toán viên nhà nước buộc phải làm đó là nắm được những quy định pháp luật về nhiệm vụ của chức danh minh đang đảm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Bằng nhiệm vụ của mình Kiểm toán viên có thể chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán.
Sau khi xây dựng được kế hoạch kiểm toán thì Kiểm toán viên phải triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra để đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Đối với những kế hoạch phải lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán thì Kiểm toán viên có nhiệm vụ phải tham gia.
Thẩm định các báo cáo kiểm toán hoặc tái thẩm định báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, đề xuất xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán khi được phân công đưa ra kết luận tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán.
Kiểm toán viên chính khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước.
Như vậy, bên cạnh tiêu chuẩn giữ chức vụ hoặc thi nâng ngạch lên Kiểm toán viên chính Nhà nước thì khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Kiểm toán viên chính thì buộc họ phải có kiến thức pháp luật về nhiệm vụ của mình bởi bất cứ là cơ quan nhà nước hay tư nhân thì đều phải tuân thủ theo pháp luật riêng đối với cơ quan nhà nước thì buộc phải thực hiên theo chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ chính của Kiểm toán viên chính Nhà nước là chủ trì hoặc tham gia các kế hoạch kiểm toán.