Tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về nhân sự của Cục thi hành án dân sự:
Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng trực thuộc để giúp Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình theo quy định của pháp luật. Số lượng các phòng thuộc Thi hành án dân sự cấp tỉnh phải căn cứ vào khối lượng và tính chất phức tạp của các vụ việc thi hành án, địa bàn quản lý và các yếu tố khác có liên quan, nhưng tối đa không quá 03 phòng. Riêng Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập tối đa không quá 05 phòng.
Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án giúp Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức thi hành các bản án, quyết định thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh; Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phải bảo đảm các tiêu chuẩn chức danh chuyên môn; bảo đảm quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Theo đó, các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đáp ứng các điều kiện sau:
2. Các tiêu chuẩn chung:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong dân chủ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp.
– Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Có ý thức và khả năng nghiên cứu, hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; được đào tạo và có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
– Có khả năng quy tụ; tập hợp được sức mạnh của toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng.
3. Tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự:
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự Cục Thi hành án dân sự Điều 5,
1. Vị trí, nhiệm vụ
1.1. Trưởng phòng:
Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự việc lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trưởng phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng;
b) Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Trưởng phòng, công chức, người lao động trong phòng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các thành viên trong tập thể lãnh đạo của Phòng; hướng dẫn, đôn đốc công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
c) Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với
d) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của phòng;
đ) Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đối với công chức, người lao động trong phòng;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị.
1.2. Phó Trưởng phòng
Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự và trước pháp luật và các lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công; thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Phó trưởng phòng có các nhiệm vụ chính như sau:
a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, viên chức, người lao động thuộc Phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị.
2. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ và năng lực
2.1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên;
2.2. Đối với chức danh Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên trung cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 05 năm trở lên.
Đối với chức danh Phó Trưởng phòng: Đã được bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp trở lên và có thời gian kinh qua công tác trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ 03 năm trở lên;
2.3. Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
2.4. Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia).
Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền và công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có một trong các ngoại ngữ trên;
2.5. Có trình độ tin học văn phòng để áp dụng tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ;
2.6. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định.
Cán bộ, công chức thuộc biên chế của Thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm:
Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh:
– Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh là người đứng đầu, đồng thời là chấp hành viên cấp tỉnh.
– Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, đồng thời là chấp hành viên cấp tỉnh. Thi hành án dân sự cấp tỉnh có từ 01 đến 02
Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án dân sự ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, còn phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chấp hành viên theo quy định của pháp luật; không được can thiệp, gây ảnh hưởng đến tính độc lập của chấp hành viên khi chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn: Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng (trường hợp đặc biệt không quá 02 Phó trưởng phòng).
Chấp hành viên cấp tỉnh: Thi hành án dân sự cấp tỉnh có ít nhất 05 chấp hành viên cấp tỉnh (không kể Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án là chấp hành viên cấp tỉnh), nhưng tối đa cũng không quá 2/3 tổng số biên chế của cơ quan đó. Đối với các tỉnh, thành phố do có sự điều động, luân chuyển chấp hành viên cấp tỉnh về Thi hành án dân sự cấp huyện thì phải có ít nhất 03 chấp hành viên cấp tỉnh (không kể Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án là chấp hành viên cấp tỉnh), nhưng phải bổ sung đủ số chấp hành viên cấp tỉnh trong thời gian tối đa là 12 tháng, kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển chấp hành viên cấp tỉnh.
Thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính: Thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính. Việc bổ nhiệm vào ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, chuyên viên chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định; việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.