Hệ thống quản lý năng lượng là tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, theo đó Tiêu chuẩn ISO 50001 là tiêu chuẩn quy định về các yêu cầu thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng. Cùng bài viết tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 50001.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn ISO 50001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 50001 là tiêu chuẩn được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức trong tất cả các lĩnh vực, tiêu chuẩn ISO này cung cấp cách thức thiết thực để cải thiện việc sử dụng năng lượng, thông qua việc phát triển hệ thống quản lí năng lượng (energy management system – EnMS). Tiêu chuẩn ISO 50001 dành cho các tổ chức đạt cam kết giải quyết những tác động của họ, bảo tồn tài nguyên và cải thiện kết quả kinh doanh qua quản lí năng lượng hiệu quả.
Hiện nay việc giảm tiêu thụ năng lượng đóng vai trò rất quan trọng và nó mang y nghĩa rất to lớn bởi nó có thể cắt giảm chi phí và giúp bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi các tác nhân. Quản lý năng lượng đang trở thành một trong những lĩnh vực tập trung cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong xã hội hiện nay. Theo chúng ta thấy từ khái niệm thì tiêu chuẩn ISO 50001 cung cấp những lợi ích kinh tế có thể đo lường được cho các doanh nghiệp và khuyến khích thực hành tốt nhất về quản lý năng lượng bằng việc chứng minh lượng năng lượng được tiêu thụ trong suốt chuỗi giá trị của tổ chức. Control Union Certifications được công nhận về ISO 50001:2011 và có thể thực hiện đánh giá cấp chứng nhận trên quy mô toàn cầu. Như vậy ta thấy tiêu chuẩn này rất đặc biệt hữu ích cho các công ty đa địa điểm đặt ở các quốc gia khác nhau. Mạng lưới toàn cầu của chúng tôi cho phép thực hiện nhiều đánh giá tại các vị trí khác nhau ở cùng một khoảng thời gian, giúp quá trình chứng nhận trở nên minh bạch và hiệu quả.
2. Nội dung và khung yêu cầu và cấu trúc:
2.1. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 50001:
Một trong các nội dung của tiêu chuẩn ISO 50001 dành cho các tổ chức đạt cam kết giải quyết những tác động của các tổ chức đó, theo đó tiêu chuẩn này để bảo tồn tài nguyên và cải thiện kết quả kinh doanh qua quản lí năng lượng hiệu quả. Xử lí cẩn thận các nguồn năng lượng đây được xem là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của bất kì tổ chức nào hiện nay.
Tiêu chuẩn quản lí năng lượng quốc tế ISO 50001 cung cấp cho các tổ chức một khuôn khổ lí tưởng: cho phép các tổ chức không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn giảm chi phí. Và hơn thế nữa: ở nhiều quốc gia, chính phủ cấp các lợi ích tài chính cho các tổ chức tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm đang là hướng đi mới của tất cả các doanh nghiệp. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho toàn nhân loại nói chúng. Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 50001 vào sản xuất, kinh doanh được hưởng ứng mạnh mẽ.ISO 50001 dựa trên mô hình hệ thống quản lí cải tiến liên tục cũng được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lí năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lí môi trường.
2.2. Khung yêu cầu:
ISO 50001: 2018 cung cấp khung yêu cầu cho các tổ chức:
– Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
– Sửa các mục tiêu và mục tiêu để đáp ứng chính sách
– Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về sử dụng năng lượng
– Đo lường kết quả
– Xem lại chính sách hoạt động tốt như thế nào và
– Liên tục cải thiện quản lí năng lượng.
2.3. Cấu trúc ISO 50001:2018:
Do cấu trúc của ISO 50001:2018 phù hợp với Cấu trúc cấp cao của ISO 9001: 2015, điều này tạo thuận lợi cho việc tích hợp các hệ thống quản lí quan trọng khác như ISO 9001, 14001.
– Phạm vi
– Tài liệu tham khảo bản qui phạm
– Điều khoản và định nghĩa
– Bối cảnh của tổ chức
– Khả năng lãnh đạo
– Lập kế hoạch
– Ủng hộ
– Hoạt động
– Đánh giá hiệu suất
– Cải thiện
3. Những điểm quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 50001:
3.1. Chính sách năng lượng:
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách chất lượng và theo đó cần phải phù hợp với mục đích của tổ chức và chính sách năng lượng phải đưa ra khuôn khổ cho mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng bao gồm việc cam kết đảm bảo sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng. Bên cạnh đó chính sách cần phải sẵn có bằng thông tin dạng văn bản và được truyền đạt trong tổ chức, sẵn có cho các bên quan tâm, khi thích hợp và được xem xét và cập nhật định kỳ khi cần.
3.2. Mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng:
Tổ chức phải đảm bảo thiết lập các mục tiêu ở các chức năng và các cấp liên quan. Tổ chức phải thiết lập các chỉ tiêu năng lượng cần phải nhất quán với chính sách năng lượng và đo được chỉ tiêu năng lượng đó, tính đến các yêu cầu được áp dụng và xem xét các SEU, tính đến các cơ hội để cải tiến kết quả thực hiện năng lượng và tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng.
3.3. Xem xét năng lượng:
Đối với việc xem xét năng lượng thì tổ chức cần phải thực hiện xây dựng và thực hiện việc xem xét năng lượng. Để xây dựng việc xem xét năng lượng cụ thể như tiến hành phân tích việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trên cơ sở dữ liệu đo lường và dữ liệu khác dựa trên kết quả phân tích, nhận biết các SEU với từng SEU cụ thể thì cần xác định các biến liên quan; xác định kết quả thực hiện năng lượng hiện tại và xác định và lập thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội cải tiến kết quả thực hiện năng lượng cũng như phải ước lượng việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trong tương lai. Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về phương pháp và tiêu chí được sử dụng để xây dựng xem xét năng lượng và phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về kết quả của việc xem xét.
3.4. Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI):
Tổ chức phải xác định các EnPI thích hợp cho việc đo lường và theo dõi kết quả thực hiện năng lượng của tổ chức và giúp tổ chức chứng tỏ việc cải tiến kết quả thực hiện năng lượng. Theo đó nên các phương pháp để xác định và cập nhật EnPI phải được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.
3.5. Đường cơ sở năng lượng (EnB):
Tổ chức phải thiết lập EnB thông qua việc sử dụng thông tin từ xem xét năng lượng, có tính đến khoảng thời gian thích hợp. Khi tổ chức có dữ liệu chỉ ra rằng các biến liên quan ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thực hiện năng lượng. Thì tổ chức phải thực hiện việc chuẩn hóa giá trị của EnPI và EnB tương ứng.
3.6. Hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng:
Tổ chức phải đảm bảo rằng các đặc trưng chính của hoạt động của mình ảnh hưởng đến kết quả thực hiện năng lượng được nhận biết, đo lường, theo dõi và phân tích theo các khoảng thời gian được hoạch định. Dữ liệu được thu thập (hoặc thu được thông qua việc đo lường khi có thể áp dụng). Và được lưu giữ bằng thông tin dạng văn bản phải bao gồm:
+ Các biến liên quan đối với các SEU.
+ Việc tiêu thụ năng lượng liên quan đến (các) SEU và tới tổ chức.
+ Tiêu chí vận hành liên quan đến các SEU.
+ Yếu tố tĩnh, nếu áp dụng được.
+ Dữ liệu quy định trong kế hoạch hành động.
4. Làm thế nào để đạt được Chứng nhận ISO 50001:
Để đạt được chứng nhận ISO 50001 doanh nghiệp cần trải qua 2 giai đoạn đó là xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng, Đánh giá Chứng nhận cụ thể về hai giai đoạn này như sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng
+ Việc đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ xem mục đích mà mình mong muốn khi xây dựng EnMS.
+ Thành lập ban chỉ đạo ISO.
+ Thực hiện đào tạo nội bộ đặc biệt với các nhân sự tại các SEU chính.
+ Biên soạn hệ thống tài liệu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, trọng tâm vào các mục đã đề cập tại phần III.
+ Vận hành áp dụng.
+ Đánh giá nội bộ và tìm kiếm cơ hội cải tiến.
Giai đoạn 2: Đánh giá Chứng nhận
+ Đăng ký chứng nhận với các Tổ chức Chứng nhận ISO 50001.
+ Thực hiện đánh giá chứng nhận.
+ Khắc phục sau đánh giá.
+ Cấp Chứng chỉ.