Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nhất định, đồng thời người thành lập và quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo pháp luật quy định. Vậy tiêu chuẩn của giám đốc, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn của giám đốc, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm:
Giám đốc là người điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy giám đốc phải đáp ứng những tiêu chuẩn điều kiện nhất định để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Pháp luật có quy định cụ thể về tiêu chuẩn của giám đốc, điều hành doanh nghiệp của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Để trở thành Giám đốc, người điều hành doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3, Điều 81 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đối với chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
– Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm;
– Phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
Lưu ý: Trong trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
– Phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có ít nhất 03 năm giữ vị trí là người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
– Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
* Các tiêu chuẩn khác để điều hành doanh nghiệp bảo hiểm:
Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, để quản lý, điều hành và phát triển tốt doanh nghiệp thì giám đốc điều hành doanh nghiệp bảo hiểm cần:
– Có sự hiểu biết sâu rộng về ngành bảo hiểm, bao gồm kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm, quy định, và xu hướng thị trường. Kinh nghiệm làm việc trong ngành bảo hiểm sẽ giúp họ hiểu rõ các thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp mình. Cần phải có kiến thức về tài chính và khả năng quản lý nguồn vốn để đảm bảo tính ổn định và bền vững của công ty;
– Phải có khả năng lãnh đạo tốt để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy tắc kỷ luật và đạo đức trong công việc. Khả năng đưa ra quyết định chiến lược, lập kế hoạch để phát triển công ty. Phải xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến quản lý rủi ro, vì vậy giám đốc, người điều hành doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có khả năng đánh giá, quản lý và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
* Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ quản lý của Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam:
Thứ nhất, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Thứ hai, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kiêm nhiệm tối đa Giám đốc của 01 chi nhánh hoặc Trưởng 01 văn phòng đại diện hoặc Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của cùng một doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Các chủ thể bị hạn chế quyền quản lý doanh nghiệp bảo hiểm:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình: quy định này nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Đồng thời, góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước để vụ lợi, gian lận hay tham nhũng gây thiệt hại đến nguồn ngân sách Nhà nước.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức: những đối tượng này có trách nhiệm đảm nhận công việc phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân và xã hội, mang tính ổn định, thường xuyên và được trả lương từ nguồn ngân sách Nhà nước. Các đối tượng này phải tận tâm với công việc mà mình đảm nhận. Quy định nhằm tránh sự lạm quyền giữa công việc tư với công việc chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như dẫn đến thiệt hại liên quan đến lợi ích Nhà nước, nhân dân và của xã hội.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; và thuộc Công an nhân dân Việt Nam, (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước): Đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn cho đất nước, đồng thời được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Chính vì thế, sẽ bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho họ phải chuyên tâm thực hiện công việc nhiệm vụ của mình với quốc gia, tránh sự phân tán tư tưởng vào lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến tình hình trị an của quốc gia.
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác: Quy định này nhằm quy định các đối tượng này chỉ tập trung vào công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, tránh cho họ thực hiện hành vi tham ô, tư lợi vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân.
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân: đây là những đối tượng không có khả năng, năng lực để tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Nếu để các chủ thể này tham gia vào việc thành lập và quản lý doanh nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì bản thân người thành lập và làm chủ doanh nghiệp không đủ khả năng quản lý, giải quyết các vấn đề.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định hiện hành:
Căn cứ quy định tại Điều 79 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo cơ cấu tổ chức như sau:
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thành lập theo hình thức công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức đảm bảo theo một trong hai mô hình sau:
+ Mô hình 1 gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
+ Mô hình 2 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm có thể thành lập Ban kiểm soát nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm;
– Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC năm 2020 quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.