Bảo hiểm xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong xã hội. Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ khác nhau như chế độ hưu trí, chế độ thai sản, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,... Trong đó, chế độ tử tuất là chế độ quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Tiền tuất là gì?
Tiền tuất là khoản tiền mà bảo hiểm xã hội chi trả cho nhân thân người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, và các trường hợp được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiểm xã hội.
2. Quy định về chế độ tử tuất:
Động cơ và mục đích cơ bản để người lao động tham gia vào quan hệ lao động là có thu nhập để nuôi sống bản thân và các thành viên trong gia đình. Họ thường là những người giữ vị trí trụ cột trong gia đình, thu nhập trong gia đình chủ yếu trông chờ vào họ. Ngay cả đối với những người đã về hưu thì trong nhiều trường hợp, tiền lương hưu cũng vẫn là nguồn thu nhập chính. Do đó, khi họ bị chết, gia đình sẽ bị mất đi khoản thu nhập và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các thân nhân trong gia đình. Bởi vậy, người lao động rất cần khoản trợ cấp nhằm đảm bảo và ổn định cuộc sống cho người thân khi họ không còn tồn tại.
Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội đối với thân nhân của người lao động đang tham gia lao động hoặc đã tham gia quan hệ lao động nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm mà bị chết (có thể gọi tắt là thân nhân của người lao động). Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiền tang lễ và trợ giúp cho thân nhân của người lao động khi mất đi người trụ cột trong gia đình. Nếu như các chế độ bảo hiểm xã hội khác dành cho những người trực tiếp tham gia bảo hiểm thì chế độ tử tuất lại dành cho những thân nhân của họ.
Khi người lao động chết đi, họ có thể còn có người thân mà khi còn sống họ có nghĩa vụ trực tiếp nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng đã hết tuổi lao động hoặc con chưa đến tuổi lao động. Những người này không còn khả năng hoặc chưa thể kiếm tiền sinh sống nên khoản trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ là nguồn thu nhập có ý nghĩa trong lúc này. Ngay cả khi người lao động mất đi mà không có người thân thuộc các trường hợp trên thì khoản trợ cấp này cũng sẽ giúp gia đình họ trang trải những phí tồn về tang lễ đông thời trợ giúp họ trong những ngày khó khăn ban đầu khi người thân vừa mất. Với ý nghĩa đó, chế độ tử tuất đã góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không những được đảm bảo thu nhập trong quá trình lao động, sau quá trình lao động mà ngay cả khi họ chết, người thân của họ vẫn được hỗ trợ để lo việc tang lễ và hưởng bảo hiểm.
Chế độ tử tuất gồm chế độ trợ cấp mai táng và chế độ trợ cấp tuất, gồm chế độ trợ cấp tuất 1 lần và chế độ trợ cấp tuất hằng tháng.
Chế độ trợ cấp mai táng thực chất là nhằm trợ giúp một phần những phí tổn cho người thân của người lao động trong việc lo tang lễ, chôn cất người lao động chết. Khoản trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội cho việc này sẽ giúp họ gánh bớt được gánh nặng phần nào. Nguồn trợ cấp mai táng là nguồn kinh phí tối thiểu để thân nhân hoặc cơ quan, tổ chức, địa phương lo mai táng cho người chết.
Chế độ tiền tuất được xây dựng trên cơ sở trợ cấp tiền tuất là khoản bảo hiểm thu nhập cho người lao động, phần thu nhập dành cho các thành viên mà họ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng trong gia đình như những người vì đã già (hết tuổi lao động hoặc trẻ em (chưa đến tuổi lao động) không thế hay chưa thể làm việc để kiếm tiền sinh sống. Trước đây, những người này vẫn sống bằng nguồn thu nhập (hoặc nguồn bảo hiểm thu nhập) của người lao động. Nay nguồn sống này mất đi do người lao động chết thì họ cần trợ giúp và quỹ bảo hiểm hiểm xã hội thực hiện vai trò trợ giúp họ. Ngay cả khi người quá cố không có thân nhân cần trợ giúp thì một khoản giúp cho gia đình họ thích nghi với hoàn cảnh mới cũng là điều cần thiết. Mặt khác, trợ cấp tiền tuất cũng được coi như kết quả đóng góp của người lao động lúc sinh thời (khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm cho chế độ tử tuất).
3. Chế độ tử tuất của người đang hưởng lương hưu:
Trợ cấp mai táng
Theo quy định tại Điều 66
“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
….c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị
Trợ cấp tuất hàng tháng
Tại điều 67 của
“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”
Như vậy, người lo mai táng cho người đang hưởng lương hưu và nhân thân của người đang hưởng lương hưu mà bị
Khoản 2 của Điều 67
“2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;
b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị”
Tại Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”
Trợ cấp tuất 1 lần
Nhân thân của người đang hưởng lương hưu thuộc các đối tượng liệt kê ở trên hưởng trợ cấp tuất một lần khi thuộc trường hợp hưởng tuất hàng tháng nhưng có nguyện vọng hưởng tuất 1 lần trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng suy giảm khả năng LĐ từ 81% trở lên
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
(Điều 69, Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Tại Nghị định số 115/2015/NĐ- CP quy định tại Điều 13. Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
“1. Người đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đang hưởng lương hưu chết, đồng thời thân nhân được nhận trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Mục 5 Chương III của Luật bảo hiểm xã hội và quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này.”
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 115/2015/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.