Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp là bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành án, Chấp hành viên sẽ phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án. Vậy tiền thu được từ thi hành án được gửi kiệm tiền thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền thu được từ thi hành án được gửi kiệm tiền thế nào?
Điều 47 Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH 2018 Luật Thi hành án dân sự quy định về thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án như sau:
– Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 của Điều 115 của Luật Thi hành án dân sự thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
+ Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; số tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
+ Các án phí, lệ phí Tòa án;
+ Các khoản phải thi hành án khác theo như bản án, quyết định.
– Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án sẽ được thực hiện như sau:
+ Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự trên; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán sẽ được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
+ Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người mà được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại sẽ được thanh toán cho những người được thi hành án theo những quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;
+ Sau khi thanh toán theo quy định trên, số tiền còn lại sẽ được trả cho người phải thi hành án.
– Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc là trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền mà thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho chính bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi mà trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền được quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật Thi hành án dân sự.
– Thứ tự thanh toán về tiền thi hành án về phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành án, Chấp hành viên sẽ phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án đã nêu trên.
– Trường hợp đương sự không đến nhận thì tiền, tài sản đó sẽ được xử lý theo quy định về Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự, cụ thể như sau:
+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp là bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ mà đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó sẽ để thi hành án.
+ Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên phải thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
+ Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự mà không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức là tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
+ Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự mà không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì khi đó Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định về Định giá tài sản kê biên, Định giá lại tài sản kê biên, Bán tài sản đã kê biên và gửi số tiền đã thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
+ Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến để nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì khi đó cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Theo quy định trên thì khi chấp hành viên thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án cho bên đương sự nhưng đương sự không đến nhận thì tiền, tài sản đó (đã hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của chấp hành viên về thời gian, về địa điểm nhận lại tiền, tài sản) thì:
– Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức là tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
– Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự vẫn không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên sẽ xử lý tài sản theo quy định về Định giá tài sản kê biên, Định giá lại tài sản kê biên, Bán tài sản đã kê biên và tiến hành gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
– Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến để nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì khi đó cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
2. Quy định xử lý tài sản thu được từ thi hành án được gửi kiệm tiền:
Như đã nói ở trên, khi đã hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự vẫn không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì khi đó Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định về Định giá tài sản kê biên, Định giá lại tài sản kê biên, Bán tài sản đã kê biên và tiến hành gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời phải thông báo cho đương sự. Theo đó, nếu tài sản (không phải tiền) được trả lại cho đương sự nhưng đương sự không đến nhận theo đúng thời hạn quy định thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó và gửi số tiền thu được theo hình thức là tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Quy định xử lý tài sản thu được từ thi hành án được gửi kiệm tiền như sau:
2.1. Định giá tài sản:
– Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì khi đó Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận chính là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự mà có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với các tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
+ Đương sự không thỏa thuận được về giá và cũng không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
+ Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn đã từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
– Chấp hành viên xác định giá trong những trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện được việc ký kết hợp đồng dịch vụ
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc là có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
2.2. Định giá lại tài sản:
Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:
– Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lệch về kết quả định giá tài sản;
– Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại sẽ chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và sẽ phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
2.3. Bán tài sản:
– Hình thức bán tài sản:
+ Hình thức bán đấu giá;
+ Hình thức bán không qua thủ tục đấu giá.
– Việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do chính tổ chức bán đấu giá thực hiện.
– Chấp hành viên bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc là tài sản tươi sống, mau hỏng. Việc bán tài sản sẽ phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH 2018 Luật Thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: