Các khoản thu nhập đóng BHXH? Thuật ngữ tiếng Anh? Các khoản thu nhập không đóng BHXH? Các khoản phụ cấp nào không phải đóng thuế TNCN?
Tiền phụ cấp chi trả cho người lao động được xác định cho các mục đích phụ cấp khác nhau. Do đó một số phụ cấp được tính vào đóng BHXH, tính Thuế TNCN. Trong khi một số loại phụ cấp khác lại không xác định vào tiền tiền lương thực hiện chế độ. Tất cả các nội dung này đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan. Do đó việc xác định đâu là khoản thu nhập thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng trong xác định giá trị nghĩa vụ của người lao động. Cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết bên dưới.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động về nội dung của Hợp đồng lao động,…
–
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Kí hiệu:
– BHXH: Bảo hiểm xã hội.
– Thuế TNCN: Thuế Thu nhập cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Các khoản thu nhập đóng BHXH:
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xem là thu nhập đóng BHXH. Nội dung quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
(1) Tiền lương tính theo công việc hoặc chức danh.
(2) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:
(3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận, trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Như vậy có một số loại phụ cấp được xác định vào thu nhập đóng BHXH. Đây là các khoản phụ cấp lương để bù đắp khi mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. Dựa trên các yếu tố xem xét sau:
+ Điều kiện lao động.
+ Tính chất phức tạp công việc.
+ Điều kiện sinh hoạt.
+ Mức độ thu hút lao động.
Ngoài các khoản phụ cấp này, những khoản phụ còn lại không thuộc vào thu nhập đóng BHXH.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Tiền phụ cấp tiếng Anh là Allowance.
Tiền phụ cấp tính đóng BHXH tiếng Anh là Allowances for calculating social insurance contributions.
Tiền phụ cấp tính đóng thuế TNCN tiếng Anh là Allowance for calculating PIT payment.
3. Các khoản thu nhập không đóng BHXH:
Tức là các khoản thu nhập này sẽ trừ ra khi tính nghĩa vụ BHXH của người lao động. Các chế độ và phúc lợi không tính vào thu nhập đóng BHXH bao gồm:
– Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy chế nơi làm việc. Người sử dụng lao động căn cứ trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động,… để thưởng. Từ đó khuyến khích việc nâng cao chất lượng, cống hiến của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy khoản tiền thưởng này tuy có tính chất xác định được giá trị, cách thức thưởng. Tuy nhiên cũng được thực hiện khi người lao động có đủ điều kiện về hiệu quả làm việc để nhận thưởng. Nó không mang tính chất thanh toán định kỳ, cố định theo từng tháng đóng BHXH.
– Tiền thưởng sáng kiến.
Được thưởng cho các sáng kiến đóng góp của người lao động. Như trình bày một ý kiến trong kế hoạch kinh doanh, ý tưởng bán hàng,…; Đây là các sáng kiến có thể mang đến chất lượng và hiệu quả phát triển doanh nghiệp.
Các sáng kiến này đóng góp trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Cho nên cũng phải căn cứ trên hoàn cảnh, hiệu quả và giá trị sáng kiến thực tế để thưởng. Nó cũng không phải khoản thu nhập cố định.
– Tiền hỗ trợ ăn giữa ca;
Tiền ăn đối với các lao động làm ca 8 tiếng hoặc làm ca đêm. Tiền được cộng vào trả lương cho người lao động trong trường hợp họ phải tự chuẩn bị bữa ăn.
– Các khoản hỗ trợ như:
+ Xăng xe để đi lại, di chuyển hoặc để thực hiện các hoạt động công việc;
+ Tiền điện thoại. Có thể khoán một giá trị tiền hỗ trợ cụ thể để người lao động sử dụng trong hoạt động công việc.
+ Hỗ trợ đi lại;
+ Hỗ trợ tiền nhà ở;
+ Tiền giữ trẻ đối với các lao động có con chưa đến độ tuổi đi học, cần được chăm nom;
+ Nuôi con nhỏ.
– Hỗ trợ khi người lao động:
+ Có thân nhân bị chết;
+ Có người thân kết hôn;
+ Sinh nhật của người lao động.
– Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp;
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận để chi trả trợ cấp cho người lao động.
– Phụ cấp chuyên cần không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Các khoản bổ sung khác.
Các khoản bổ sung này có đặc điểm là không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động. Tùy vào tình hình làm việc thực tế mà chi trả thêm cho người lao động khoản bổ sung đó. Nó cũng mang tính chất định kỳ hàng tháng để tính vào thu nhập đóng BHXH.
4. Các khoản phụ cấp không phải đóng thuế TNCN?
Thuế TNCN là nghĩa vụ thuế của người lao động đóng vào ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu chính, có tính chất ổn định trong hoạt động thu ngân sách nhà nước. Do đó, thu nhập chịu thuế của người lao động phải được xác định chính xác bao gồm những khoản nào. Để từ đó có thể xác định được phần nghĩa vụ thuế phải thanh toán.
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp cũng phải tính vào thu thập tính thuế TNCN. Khi đó, một số đầu mục trợ cấp, phụ cấp cũng được xác định là phần thu nhập chịu thuế.
Trừ các trợ cấp sau đây không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (Tức là pháp luật liệt kê các phụ cấp trợ cấp không tính vào thu nhập tính thuế. Nếu các phụ cấp, trợ cấp không thuộc quy định này sẽ được xác định là thu nhập chịu thuế):
– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần:
– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
– Trợ cấp cho các chế độ của người lao động:
– Trợ cấp khó khăn đột xuất.
– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
–
– Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.
– Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.
– Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.
– Các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và
– Khoản trợ cấp một lần có đặc điểm sau:
– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
– Hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
– Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Bởi khoản trợ cấp này được áp dụng đối với tất cả người lao động của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc điều chuyển công tác này, khoản trợ cấp họ nhận được phải như nhau. Thông qua đó thống nhất trong quản lý doanh nghiệp cũng như hoạt động giám sát của nhà nước.
– Một số trợ cấp, phụ cấp khác:
– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Nhận xét các quy định pháp luật:
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Dựa trên hình thức chi trả trợ cấp, tên của chế độ trợ cấp đó trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó đảm bảo các ý nghĩa chi trả trợ cấp và mục đích sử dụng của người lao động.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ. Qua đó có cách thức để xác định phần thu nhập cần xác định để thực hiện nghĩa vụ thuế. Bởi vì theo quy định pháp luật, doanh nghiệp sẽ tiến hành tính toán, xác định giá trị thuế thu nhập cá nhân của người lao động để đóng thuế cho họ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. Bởi giá trị trợ cấp, phụ cấp phải được xác định theo mức tối đa. Nếu doanh nghiệp chi trả trợ cấp hơn mức luật định, thì phần dư ra phải tính vào thu nhập chịu thuế.