Vùng 135 là vùng nào? Tiền lương của người đang công tác tại vùng 135?
Chương trình 135 là một nội dung rất quen thuộc với cấp uỷ, chính quyền và các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc và miền núi nhằm hỗ trợ những cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình 135 là một chương trình giảm nghèo lớn và quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước, nhằm hỗ trợ hiệu quả đối với việc phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng đặc biệt khó khăn, tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới. Vậy vùng 135 là vùng nào? Những người đang công tác tại vùng 135 được hưởng mức lương như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Quyết định 33/2020/QĐ-TTg
1. Vùng 135 là vùng nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 33/2020/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 xác định Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Xã khu vực III là xã khu vực thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 của Quyết định 33/2020/QĐ-TTg, chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 1 trong 2 tiêu chí sau:
– Là xã khu vực có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số).
– Là xã khu vực có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ nghèo từ 12% đến dưới 15%) và có 1 trong các tiêu chí sau:
+ Có số dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20% trở lên;
+ Hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 60% tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ nghèo của xã;
+ Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm trên 80% tổng số lao động có việc làm;
+ Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông.
– Đối tượng áp dụng bao gồm:
+ Các xã, thị trấn, phường (sau đây gọi chung là xã) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.
+ Các thôn, bản, phum, làng, xóm, ấp, khu dân cư, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng.
2. Tiền lương của người đang công tác tại vùng 135?
2.1. Lương của giáo viên công tác tại vùng 135
Theo quy định của pháp luật, giáo viên đang công tác tại vùng khó khăn sẽ được nhận thêm những khoản phụ cấp. Lương giáo viên vùng khó khăn được tính theo công thức như sau:
Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Chế độ phụ cấp đối với người đang công tác tại vùng khó khăn + Phụ cấp thâm niên – Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Trong đó:
– Phụ cấp thâm niên:
Theo
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27. Giáo viên công tác tại vùng 135 vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP:
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Mức tiền phụ cấp thâm niên = [Hệ số lương theo ngạch, bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
– Phụ cấp ưu đãi được hưởng:
Phụ cấp ưu đãi được hưởng được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được tính theo công thức như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
2.2. Các loại phụ cấp giảng viên, giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Giảng viên, giáo viên các cấp khi giảng dạy tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài mức lương được hưởng theo quy định tại bảng trên sẽ được hưởng thêm những loại phụ cấp sau đây nếu đủ điều kiện (theo quy định tại
+ Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
+ Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
– Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn. Mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
+ Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
+ Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
– Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch: Áp dụng đối với đối với giáo viên, giảng viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu nước ngọt và sạch theo mùa. Trong đó, vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm. Mức hưởng trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp 01 tháng: a x (c – d)
Mức trợ cấp 01 năm: a x (c – d) x b
Trong đó:
+ a là định mức tiêu chuẩn 6m3/người/ tháng
+ b là số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 01 năm
+ c là chi phí mua và vận chuyển 01m3 nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của người được hưởng
+ d là giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương tính bằng giá kinh doanh 01m3 nước sạch.
– Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu: Áp dụng đối với giáo viên, giảng viên đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng đặc biệt khó khăn). Mỗi năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng đặc biệt khó khăn).
– Thanh toán tiền tàu xe: Khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng trong trong thời gian làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định.
– Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: Áp dụng trong trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao. Mức hưởng trợ cấp được tính như sau:
+ Trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập.
+ Trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy.
– Phụ cấp ưu đãi theo nghề: Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn. Mức hưởng phụ cấp = 0,2 so với mức lương cơ sở.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. Mức hưởng phụ cấp = 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh, chị em muốn hỏi anh, chị câu hỏi sau: hiện tại em đang hưởng hệ số lương 2,34, nơi em làm thuộc khu vực 2 và vùng 135 thì tổng lương hưởng em là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền lương theo quy định tại
– Theo quy định về mức lương đối với cán bộ công chức, viên chức, tiền lương của bạn = lương cơ bản x hệ số lương = 1.210.000 đồng x 2,34= 2.831.400 đồng.
– Đồng thời bạn đang công tác tại vùng 135, nếu bạn thộc đối tượng hưởng chế độ theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm,…
Mức hưởng phụ cấp thu hút = Mức lương tối thiểu chung x (Hệ số lương theo chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ) x 70% = 1.210.000 đồng x 2,34 x 70% = 1.981.980 đồng.
Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tính theo công thức sau: Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm = Mức lương tối thiểu chung x Mức phụ cấp được hưởng theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Bạn tham khảo quy định tại Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP để xác định mức phụ cấp được hưởng theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Do bạn không nói rõ các chế độ hàng tháng bạn được hưởng là như thế nào? Bạn tham khảo thêm quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP để xác định mức tiền lương hàng tháng bạn được hưởng.