Chúng tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng công ty không trả lương cho 45 ngày báo trước của chúng tôi đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi là những công nhân của công ty chế biến lương thực thực phẩm, làm việc theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động thì "Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".
Nếu người lao động tuân thủ đúng thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 “Bộ luật lao động năm 2019” thì được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Chú ý rằng, 45 ngày báo trước vẫn được coi là thời gian lao động có hưởng lương của công nhân. Vì vậy, công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả lương 45 ngày này cho người lao động.
Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng, người lao động được hưởng những quyền lợi về trợ cấp thôi việc (Điều 48) như sau:
"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10, Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc".
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động phải:
– Trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Khoảng thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc và căn cứ tính tiền trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động năm 2019”.
– Và khi hợp đồng lao động được chấm dứt hợp pháp, người lao động sẽ được nhận lại Sổ bảo hiểm xã hội, các giấy khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về khoản tiền 7,5 triệu
Do bạn không nói rõ khoản tiền này là khoản tiền gì (chi phí đào tạo, tiền bồi thường, tiền phạt, đặt cọc,…)? Hay số tiền này có được thỏa thuận trong hợp đồng không? Hoặc có được quy định trong nội quy công ty hay không? Nên chúng tôi không thể xác nhận được tính hợp pháp của số tiền này.
Tuy nhiên, nếu khoản tiền này "đột nhiên" phát sinh khi các bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật, và các bạn không phải trả số tiền đó.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Không trả lương người lao động khi chấm dứt hợp đồng
– Hỏi về việc chấm dứt hợp đồng lao động không đúng lý do
– Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
Chuyên viên tư vấn: Đinh Thùy Dung