Theo quy định của pháp luật hiện nay, để xử lý hành vi đánh bạc thì trước hết cần phải xác định được giá trị tiền hoặc giá trị hiện vật của những người tham gia đánh bạc. Vấn đề xác định tiền và hiện vật trong quá trình định tội đánh bạc là vô cùng quan trọng. Vậy tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm những loại nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền, hiện vật dùng đánh bạc bao gồm những loại nào?
Tội đánh bạc hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Đối với tội danh này, các nhà làm luật không quy định hậu quả của hành vi là dấu hiệu bắt buộc tuy nhiên lại quy định giá trị tiền hay hiện vật sử dụng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tiền để đánh bạc có thể là phương tiện phạm tội, tiền còn thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trên thực tế. Vì vậy dấu hiệu về tính chất của phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Vì vậy, tài sản dùng để đánh bạc bao gồm hai loại:
-
Tiền;
-
Hoặc hiện vật.
Nếu hành vi đánh bạc mà giá trị tiền hay hiện vật dùng vào việc đánh bạc chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và người thực hiện hành vi chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội danh này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này tuy nhiên đã được xóa án tích thì không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc.
Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay đã hết hiệu lực pháp luật) và Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017: Phương tiện thanh toán cho việc được thua phải là tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận cũng như phương diện thực tế, phương tiện cho việc thanh toán được – thua của tội đánh bạc được xác định bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá hoặc đồ vật, tài sản (như ô tô, xe máy, đồ trang sức…) và các quyền về tài sản khác.
Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản mới hướng dẫn áp dụng Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017. Tuy nhiên, Điều 321 Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 về cơ bản cũng không có sự khác biệt đáng kể so với quy định tại Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây, nên quá trình xác định giá trị tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc cần lưu ý theo Nghị quyết số
-
Tiền hoặc hiện vật sử dụng để đánh bạc được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc;
-
Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có đầy đủ căn cứ xác định rằng tiền, hiện vật đó đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng vào việc đánh bạc;
-
Tiền hoặc hiện vật thu được ở những nơi khác mà có đầy đủ bằng chứng, căn cứ xác định rằng đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng để đánh bạc.
Mặc dù đã có hướng dẫn, xong việc chứng minh tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc là điều rất khó khăn và còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc.
Như vậy, để có thể xác định được khoản tiền hoặc hiện vật được sử dụng để đánh bạc làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan điều tra cần phải chứng minh số tiền, hiện vật thu giữ được đều thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
2. Tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong trường hợp có nhiều người cùng nhau tham gia?
Trong các vụ án đánh bạc, thường có rất nhiều người cùng nhau tham gia, để thực hiện hành vi đánh bạc phải có nhiều người (tức là ít nhất từ 02 người trở lên) cùng nhau thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào được – thua bằng tiền hoặc bằng hiện vật (sát phạt nhau về kinh tế). Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, có quy định:
Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc thì sẽ không được tính tổng số tiền giá trị hiện vật sử dụng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc với nhau mà cần phải căn cứ vào từng lên đánh bạc để xem xét, cụ thể như sau:
-
Trong trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật sử dụng để đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong những trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
-
Trong trường hợp số tiền, giá trị hiện vật sử dụng để đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với mỗi lần đánh bạc đó.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP có quy định thêm:
Khi xác định số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc cần phải phân biệt rõ những vấn đề sau:
-
Trong trường hợp nhiều người cùng nhau tham gia đánh bạc thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật sử dụng để đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền/hiện vật của những người cùng đánh bạc;
-
Trong trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số lô, số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa … thì mỗi lần chơi số đề, mỗi lần chơi cá độ bóng đá, một lần chơi cá độ đua ngựa … (tính là một lần đánh bạc) có thể được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia hoạt động cá độ trong một kỳ đua ngựa … vào trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều lần khác nhau. Khi đó trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi đánh bạc trong trường hợp này là tổng số tiền/hiện vật sử dụng để chơi trong tất cả các đợt đó.
Như vậy, trong trường hợp nhiều người cùng nhau tham gia đánh bạc thì việc xác định số tiền phải giá trị hiện vật dùng để đánh bạc trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ là tổng số tiền, giá trị hiện vật của tất cả những người cùng nhau chơi đánh bạc.
3. Xác định tiền, hiện vật dùng đánh bạc của người chơi số đề, cá độ:
Trong trường hợp chơi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa … thì việc xác định số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc như sau:
Thứ nhất, đối với người chơi số đề và cá độ dùng đánh bạc:
Trong trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng để đánh bạc được xác định là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ nhận được từ chủ đề, chủ cá độ.
Trong trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc trong trường hợp người chơi bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng để đánh bạc được xác định là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
Thứ hai, đối với chủ đề và chủ cá độ dùng đánh bạc:
Trong trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng để đánh bạc được xác định là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi và số tiền của chủ đề, chủ cá độ đã phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một người hoặc nhiều người).
Khi xác định số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc đối với chủ đề, chủ cá độ cần phải lưu ý giá trị tổng số tiền/hiện vật dùng để đánh bạc để xác định tội danh cho chính xác. Nếu tổng số tiền dùng để đánh bạc dưới 5.000.000 đồng thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc, nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm của tội đánh bạc căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP.
Trong trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, thì số tiền chủ đề/chủ cá độ dùng để đánh bạc được xác định là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề/cá độ đó.
THAM KHẢO THÊM: