Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng với người phạm tội để tạo điều kiện cho cá nhân này khắc phục, sửa đổi trước khi quyết định hình phạt. Vậy tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ hình phạt không?
Mục lục bài viết
1. Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ hình phạt không?
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì phải trải qua nhiều giai đoạn giải quyết khác nhau của cơ quan có thẩm quyền, trong đó phải kể đến việc ban hành quyết định hình phạt. Để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và thể hiện sự khoan hồng của quy định pháp luật thì có đề cập đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Những tình tiết này được cân nhắc áp dụng sẽ giúp cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, hỗ trợ cho Tòa án ra quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.
1.1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự:
Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
– Người phạm tội đã thực hiện các hoạt động để đạt được mục đích là ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
– Nhận thấy sự thay đổi tích cực của người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
– Hành vi dẫn đến phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng nằm trong trường hợp được cân nhắc để giảm nhẹ hình phạt;
– Còn phải xem xét đến việc phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
– Trong một số trường hợp còn xem xét đến hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
– Để thể hiện được chính sách pháp luật có tính nhân đạo thì còn phải áp dụng hình thức này với hành vi phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
– Xem xét nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi phạm tội, cụ thể chứng minh được vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
– Liên quan đến hậu quả của hành vi vi phạm nếu chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
– Cá nhân có hành vi tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
– Vì ở trong tình huống nhất định bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
– Vì không được tiếp cận thông tin, kiến thức xã hội, đời sống mà dẫn đến lệch lạc hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác;
– Đối tượng phạm tội là phụ nữ có thai;
– Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng đối với hành vi phạm tội của người đủ 70 tuổi trở lên;
– Một số đối tượng nằm trong nhóm yếu thế như người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Cần xem xét thêm trường hợp người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội đã thực hiện hành động tự thú tại cơ quan có thẩm quyền;
– Thể hiện sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động như người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
– Để có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề đã gây ra thì người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
– Xem xét đến việc người phạm tội đã lập công chuộc tội;
– Những yếu tố chứng minh người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác cũng cần được thực hiện;
– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ;
Lưu ý: Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án;
Soi chiếu với quy định nêu trên thì trong số các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu trên không có liệt kê cụ thể hành động làm từ thiện nhiều sẽ được giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, có một tình tiết liên quan đến việc làm từ thiện nhiều, đó là: “Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác”.
Mặc dù hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể để áp dụng tình tiết “người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác nhưng để bảo đảm quyền lợi của người phạm tội thì trong Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP đã nêu: Một trong các điều kiện để người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách là “lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc… được cơ quan cấp tỉnh trở lên khen thưởng thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
1.2. Tình tiết khác được xem xét giảm nhẹ hình phạt:
Bên cạnh các tình tiết được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự thì trong Điểm 5 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 cũng đã ghi nhận các “tình tiết khác” bao gồm:
– Cần phải xem xét đến trường hợp vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: một trong các cá nhân này là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
– Nếu nhận thấy bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sĩ;
– Hoặc còn phải cân nhắc vấn đề bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
– Yếu tố lỗi cũng phải được xem xét dẫn đến hành vi vi phạm nên nếu nhận thấy người bị hại cũng có lỗi thì cá nhân thực hiện hành vi có được cân nhắc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này;
– Hành vi gây thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
– Ngoài ra, gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
– Hành vi phạm tội trong hoàn cảnh là phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
2. Hồ sơ và thẩm quyền xin giảm nhẹ hình phạt gồm những gì?
2.1. Hồ sơ thực hiện:
Để yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo cần chuẩn bị:
– Đơn xin giảm nhẹ hình phạt: Trong đơn phải tóm tắt vụ án và nêu rõ được lý do giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo
– Tài liệu chứng cứ kèm theo: Gồm các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các tình tiết giảm nhẹ để đảm bảo các tình tiết giảm nhẹ đưa ra là khách quan, làm căn cứ cho quyết định giảm án của Tòa án trước những người bị hại.
Ví dụ: Huân huy chương kháng chiến của bản thân/vợ chồng/bố mẹ/ông bà; Giấy chứng nhận gia đình khó khăn; Hồ sơ khám chữa bệnh; Tài liệu về việc tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả….
2.2. Thẩm quyền thực hiện ra quyết định giảm nhẹ hình phạt:
Khi tiếp nhận hồ sơ để chấp thuận giảm nhẹ hình phạt thì tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 đã ghi nhận cơ quan được phép đưa ra quyết định hình phạt, cụ thể:
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này cũng phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự;
– Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 50, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Với nội dung trên thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định hình phạt. Để hỗ trợ quá trình này thì Viện kiểm sát có quyền công tố, kiểm sát việc tiến hành hoạt động tố tụng hình sự; Cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với các vụ án vụ việc.
Như vậy, cá nhân có hành vi vi phạm thì có thể chuẩn bị hồ sơ xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gửi tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra, và chỉ có Tòa án mới được đưa ra quyết định áp dụng quyết định giảm nhẹ hình phạt này trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.