Thương mại song phương là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Thương mại. Hoạt động này có sự tham ra của các chủ thể đặc biệt. Khác với các hoạt động Thương mại thuần túy, nó cũng mang các tính chất đặc biệt. Thương mại song phương là gì?
Mục lục bài viết
1. Thương mại song phương là gì?
1.1. Khái niệm:
Thương mại song phương trong tiếng Anh là Bilateral Trade.
Thương mại song phương là hoạt động thương mại được thực hiện giữa hai quốc gia, chủ thể của luật Quốc tế. Thương mại song phương mang đầy đủ các tính chất của một hoạt động thương mại thuần túy. Bao gồm các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi khác. Các quốc gia, chủ thể của luật Quốc tế là chủ thể đặc biệt tham gia vào hoạt động thương mại.
Hai bên trong quan hệ thương mại sẽ xác định các điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại. Thông qua hoạt động ký kết Điều ước quốc tế.
Hiệp định thương mại song phương đem đến các lợi ích nhất định so với Hiệp định thương mại đa phương. Để khuyến khích thương mại và đầu tư, hai nước sẽ được hưởng các chính sách ưu tiên. Giảm hoặc loại bỏ thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và các rào cản thương mại khác.
Việt Nam đã kí các hiệp định thương mại song phương với các Quốc gia, tổ chức Quốc tế như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
1.2. Quan hệ thương mại song phương chính là quan hệ thương mại quốc tế:
Quan hệ thương mại quốc tế là các hoạt động thương mại liên quan đến nhiều quốc gia. Trong đó, quan hệ thương mại song phương chỉ có sự tham gia của hai quốc gia. Như vậy về bản chất, hoạt động thương mại song phương chính là một hoạt động thương mại có tính chất Quốc tế. Hay còn được gọi là hoạt động Thương mại quốc tế.
Các hoạt động thương mại được thực hiện mang đặc điểm và bản chất của một hoạt động thương mại quốc tế.
1.3. Lợi ích khi tham gia quan hệ thương mại song phương:
– Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.
Các hoạt động thương mại này được thực hiện giữa hai quốc gia với nhau. Như vậy, hàng hóa có sự mở rộng về phạm vi tiếp cận thị trường. Các sản phẩm thương mại phù hợp tiêu chuẩn sẽ được tham gia vào quan hệ thương mại. Được tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng. Cũng như đây là hoạt động đem đến hiệu quả khinh doanh cho các quốc gia hay tổ chức quốc tế.
Đây cũng là mục tiêu mà hoạt động thương mại song phương hướng đến. Mục tiêu là mở rộng khả năng tiếp cận giữa thị trường giữa hai quốc gia với nhau. Tạo cơ sở giúp tăng trưởng kinh tế.
– Quan hệ thương mại diễn ra công bằng, chống gian dối.
Đây là yếu tố cơ bản để trở thành đối tác phù hợp và đáng tin cậy trong các quan hệ song phương. Các hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong các khu vực mậu dịch chung. Các cam kết được ghi nhận trong Điều ước quốc tế ngăn chặn các hành vi với mục đích xấu. Giúp ngăn không cho một quốc gia đánh cắp các sản phẩm sáng tạo khác. Hay bán phá giá hàng hóa với chi phí nhỏ hơn hoặc sử dụng các khoản trợ cấp không công bằng.
Mối quan hệ thương mại này đem đến các lợi ích chung cho cả hai bên. Tuy nhiên, hoạt động thương mại không được vi phạm các nguyên tắc cơ bản của các hiệp định thương mại Quốc tế.
– Hoạt động thương mại vì lợi ích lớn.
Thay vì các mục đích thương mại trong khu vực hay lợi ích kinh tế nhỏ. Các hiệp định thương mại song phương có sự tham gia của hai quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy về quy mô hoạt động hay chủ thể đều khẳng định tính chất hoạt động với mức độ và mục tiêu lớn. Đây có thể là các mục tiêu dân tộc, phát triển kinh tế quốc gia,…
Hoạt động thương mại đều tiêu chuẩn hóa các quy định, tiêu chuẩn lao động. Hoạt động phải dựa trên tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
2. Đặc điểm thương mại song phương:
2.1. Là hoạt động thương mại với tính chất đặc biệt:
Về bản chất thương mại song phương là một hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại được quy định tại Khoản 1 Điều 3
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“.
Như vậy, các mục đích khi tham gia hoạt động thương mại là không thay đổi. Đó là mục đích sinh lợi.
Tuy nhiên, tính chất đặc biệt được thể hiện trên khía cạnh về chủ thể và mức độ mục đích cao hơn.
Với chủ thể: là chủ thể đặc biệt. Diễn ra giữa hai quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.
Về mức độ của mục đích. Thay vì các quan hệ thương mại thuần túy đem đến các lợi ích bằng hoạt động thu lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức; làm giàu cho chính bộ máy doanh nghiệp. Thì hoạt động thương mại song phương hướng đến các mối quan hệ quốc tế. Gắn kết, hợp tác cùng phát triển giữa hai quốc gia, tổ chức quốc tế. Đem về các lợi ích cho quốc gia. Không chỉ là lợi ích về kinh tế trước mắt mà còn là quạn hệ hữu nghị, tình đoàn kết, nhằm các mục đích xa hơn trong lợi ích dân tộc.
2.2. Là hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó chỉ có sự tham gia của hai Quốc gia hay Tổ chức quốc tế:
Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại được thực hiện giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Căn cứ trên yếu tố chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại, thì thương mại quốc tế được chia thành hai nhóm chính. Có thể xét yếu tố này trên hoạt động thương mại song phương như sau:
– Thực hiện hoạt động thương mại quốc tế công (International trade).
Được tiến hành giữa hai thực thể công (quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế liên chính phủ). Thực hiện hoạt động ban hành hoặc cam kết cách chính sách Thương mại quốc tế. Bao gồm kí kết tham gia các Điều ước quốc tế hay các Liên kết kinh tế quốc tế.
– Thực hiện hoạt động thương mại quốc tế tư (International commerce).
Được tiến hành giữa hai thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế). Có thể là quốc gia khi tham gia với tư cách là một thương nhân. Quan hệ thương mại quốc tế tư có một trong các đặc điểm thể hiện sau:
+ Một bên hoặc cả hai bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.
+ Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài.
+ Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.
– Thực hiện quan hệ thương mại quốc tế đặc biệt.
Tham gia hoạt động thương mại giữa thương nhân và quốc gia. Bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư,…
Bản chất đây vẫn là một dạng quan hệ thương mại quốc tế tư đặc biệt. Với quốc gia đóng vai trò như một thương nhân để thực hiện hoạt động thương mại. Và từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp.
3. Phân tích ưu, nhược điểm của thương mại song phương:
3.1. Ưu điểm:
– Dễ dàng đàm phán khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
Khi có càng ít chủ thể thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ, các bên càng nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Các lợi ích tối đa cũng được đặt ra để phù hợp với cả hai bên trong hoạt động.
Như vậy, xét về thời gian đàm phán để đi đến ký kết Điều ước quốc tế cũng nhanh hơn. Từ đó mà giúp các bên nhận về lợi ích nhanh hơn các hiệp định đa phương.
Trong nhiều trường hợp, cuộc đàm phán cho một hiệp định thương mại đa phương không thành công. Các quốc gia có tiếng nói chung sẽ tìm đến nhau để bàn bạc. Thay thế bằng đàm phán các hiệp định song phương.
– Giúp mở rộng thị trường hàng hóa quốc gia.
Trước tiên, với hai quốc gia tham gia vào ký kết hiệp định song phương. Hàng hóa hay dịch vụ sẽ được sử dụng ở quốc gia còn lại. Nhờ đó mà phạm vi hàng hóa không còn ở trong khu vựa an toàn nhất định. Với các hàng hóa đạt tiêu chuẩn chung, nó sẽ là hàng hóa được tiêu thụ ở cả hai quốc gia. Thị trường hàng hóa nhờ đó mà ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn.
Với các hoạt động kinh doanh đa dạng, kinh tế các quốc gia càng thêm phát triển. Ngoài việc tạo ra một thị trường cho hàng hóa cho nước nhập khẩu. Việc mở rộng kí kết các hiệp định còn tao nên làn
3.2. Nhược điểm:
Cũng dựa trên tính chất tự do hóa thương mại mà dẫn đên một nhược điểm. Khi các quốc gia lớn nhìn thấy tiềm năng phát triển của một quốc gia nhất định.
Việc ra nhập thị trường của họ là một sự cạnh tranh mạnh mẽ với những doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài có quy mô nhỏ. Có thể làm lệch thị trường của một quốc gia khi các công ty nhỏ hơn phải đóng cửa vì bị cạnh tranh đánh bại.
Như vậy với các đặc điểm nổi bật, hoạt động thương mại song phương được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn. Các lợi ích mà hoạt động này mang lại cho các quốc gia là rất lớn. Tùy vào mục đích khác nhau trong mở rộng phạm vi liên kết mà các quốc gia có sự lựa chọn tham gia vài hoạt động thương mại song phương hay đa phương.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019.