Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối tượng chịu thuế, cách tính, mức nộp. Tư vấn các lưu ý khi Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về đối tượng chịu thuế, cách tính và mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thuế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà tổ chức kinh tế có nghĩa vụ phải đóng khi đi vào hoạt động và có thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản được pháp luật cho phép là những khoản chi phí hợp lý. Như vậy, Doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho Nhà nước, tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Để có thể giúp bạn tiết kiệm được thời thời gian công sức trong việc tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết như sau:
Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các đối tượng phải chịu thuế, cách tính thuế và mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về các đối tượng phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2014 dưới các hình thức: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và các tổ chức khác.
+ Doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo pháp luật nước ngoài. Hiện nay, Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam ví dụ: chi nhánh nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập, được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và có hoạt động kinh doanh.
+ Tổ chức khác có hoạt động kinh doanh, ví dụ: hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp.
Căn cứ tính thuế:
Doanh nghiệp có thể bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc năm (năm dương dịch). Trong một kì tính thuế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tất cả nguồn thu nhập chịu thuế trong một kỳ tính thuế nhân với tỷ lệ thuế suất doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Doanh thu chịu thuế bao gồm tất cả doanh thu tính thuế từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản từ thu nhập từ việc bán hàng, thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ, thu từ tiền gia công trừ các khoản bao gồm các khoản được cho là chi phí hợp lý và các thu nhập chịu thuế bị trừ khác theo quy định luật.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác ví dụ chuyển nhượng bất động sản hoặc cổ phần của cổ đông.
Thuế suất được áp dụng từ ngày 1/1/2016 của doanh nghiệp từ thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. Như vậy, nay thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Tổng doanh thu tính thuế của doanh nghiệp được đăng kí và hoạt động tại Việt Nam có doanh thu trên kỳ tính thuế < 20 tỷ đồng thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20%. Áp dựng thuế suất từ 32% đến 50% đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Áp dụng thuế suất đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim , vàng, bạc là 50%.
Áp dụng thuế suất 20% đối với tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc đã thành lập lâu nhưng có năm trước liền kề Tổ chức kinh tế không hoạt động đủ 12 tháng và tổng doanh thu tính thuế trên năm được tính thuế bình quân/ tháng của doanh nghiệp <1,67 tỷ đồng thì thuế suất doanh nghiệp năm sau là 20%.
Tổ chức kinh tế mới thành lập và hoạt động trong năm nhưng không đủ 12 tháng thì vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp năm đó. Trước tiên, Doanh nghiệp tạm kê khai tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý với mức thuế suất phải đóng là 22%. Sau khi kết thúc một năm tài chính tính theo lịch dương, nếu doanh thu của doanh nghiệp chia bình quân < 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức nộp thuế suất 20%. Đối với trường hợp này thì doanh thu chịu thuế vẫn được tính trên tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Một số ưu đãi về thuế suất của Doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện sau để có thể được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế:
– Doanh nghiệp đang thực hiện các phương án về kế toán,hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ doanh thu theo quy định và đăng ký và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
– Trong một kỳ tính thuế doanh nghiệp đã tổ chức,tham gia, thực hiện nhiều hoạt động tính từ khâu sản xuất đến kinh doanh, cung ứng dịch vụ.
– Doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán riêng về nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
-Không được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và không áp dụng thuế suất 20% đối với các khoản thu nhập sau: thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của các thành viên góp vôn; thu nhập từ nguồn thu nhập về ngành nghề liên quan khai thác tài nguyên thiên nhiên như: thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và khoáng sản; các nguồn thu nhập từ việc kinh doanh ngành nghề dịch vụ nằm trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm đáp ứng các điều kiện khi đăng kí và hoạt đồng về lĩnh vực đầu tư như thanh lý phế liệu, phế phẩm….
– Doanh nghiệp tham gia, tổ chức đầu tư vào các dự án mới.
– Doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một số ưu đãi vê thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất khi có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế.
– Trong một kỳ tính thuế, nếu tổ chức kinh tế có phát sinh hoạt động kinh doanh có nguồn thu nhập nhưng bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh có thu nhập thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Thuế suất ưu đãi:
– Trong vòng 15 năm sẽ áp dụng thuế suất 10% đối với tổ chức có dự án đầu tư tại số địa điểm như sau: Vùng khó khăn hoặc đặc biệt về kinh tế – xã hội, vùng nằm trong khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao; tham gia vào ngành nghề công nghệ cao hoặc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc sản suất sản phẩm phần mềm; có đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Nhà nước mang tính quan trọng.
– Áp dụng thuế suất 15% đối tổ chức đăng kí và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường
– Trong thời gian 10 năm áp dụng mức thuế suất 20% khi tổ chức đăng kí thành lập và hoạt động các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
-Áp dụng thuế suất đối với các đối tượng là tổ chức có ngành nghề về dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân .
Lưu ý: Các khoản tiền không được coi là chi phí hợp lý để bị khấu trừ
Các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý bao gồm: các khoản thu không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định rõ các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế để loại bỏ chi phí không hợp lí hoặc tránh gian lận trong kê khai, tính thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:
–
– Tư vấn đối tượng về thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tư vấn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tư vấn mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tư vấn các lưu ý khi Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.