Bên cạnh gói dịch vụ thuê tàu bao gồm tàu biển và thuyền bộ của tàu thì hiện nay còn có hình thức thuê tàu khác nữa đó chính là hình thức thuê tàu trần. Đây là hình thức thuê tàu khá phổ biến và là một trong hai loại phương thức thuê tàu được ghi nhận trong Bộ luật Hàng hải năm 2015.
Mục lục bài viết
1. Phương thức thuê tàu trần:
Cho thuê tàu là việc chủ tàu (Shipowner) cho người thuê tàu (Time charter) thuê toàn bộ con tàu để người thuê sử dụng tàu vào những mục đích kinh doanh như khai thác vận chuyển hàng hóa, hành khách trong một thời hạn nhất định theo những quy định của hợp đồng ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu.
Cho thuê tàu bao gồm cho thuê tàu trần: chủ tàu cho người thuê tàu định hạn mà không kèm thủy thủ đoàn (thuyền bộ). Người thuê tàu tự bố trí thuyền viên và cho thuê tàu định hạn: chủ tàu cho người thuê tàu định hạn có kèm theo thuyền bộ. Chi phí thuê tàu được tính cả chi phí thuê thuyền bộ. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt giữa phương thức thuê tàu định hạn và thuê tàu trần đó chính là trong thuê tàu trần thì không bao gồm thuê thuyền trưởng và thuyền viên đi cùng tàu.
Bản chất là phương thức thuê tàu nên cho thuê tàu trần cũng mang những đặc điểm của hoạt động thuê tàu như: cho thuê tàu là phương thức cho thuê tài sản vì trong suốt thời gian thuê, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng con tàu của mình cho người thuê trong một thời gian nhất định. Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê, đồng thời phải đảm bảo “khả năng đi biển” của con tàu trong suốt thời gian thuê.
Người thuê tàu có trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác con tàu được thuê để lấy cước hoặc vì mục đích kinh tế khác (tự vận chuyển hàng cho mình) và khi hết thời hạn thuê tàu, người thuê có trách nhiệm hoàn trả cho chủ tàu
trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo tại một cảng được quy định, đúng thời gian quy định.
Người thuê phải trả tiền thuê tàu theo quy định của hợp đồng. Chi phí hoạt động của tàu do người thuê phải chịu. Hoạt động thuê tàu trần được thể hiện dưới dạng hợp đồng, và hợp đồng thuê tàu là văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và người thuê tàu.
2. Hợp đồng thuê tàu trần:
Hợp đồng thuê tàu trần được quy định tại Điều 229
“Điều 229. Hợp đồng thuê tàu trần
1. Hợp đồng thuê tàu trần là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.”
Như vậy, hợp đồng thuê tàu trần chính là sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó, chủ tàu sẽ chuyển quyền sử dụng một tàu cụ thể thuộc sở hữu của mình cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định, người thuê tàu sử dụng tàu theo đúng mục đích mà các bên đã thỏa thuận và trả tiền thuê tàu theo thỏa thuận của các bên. Đối tượng của hợp đồng này đó chính là một tàu cụ thể, không bao gồm thuyền bộ (thuyền trưởng và thuyền viên) đi cùng.
Và tại khoản 2 của Điều 229 trên nêu các Hợp đồng thuê tàu trần có các nội dung cơ bản như tên chủ tàu, tên người thuê tàu; tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu; vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu; thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu; tiền thuê tàu, phương thức thanh toán; bảo hiểm tàu; thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu; và các nội dung liên quan khác. So sánh quy định pháp luật về nội dung hợp đồng thuê tàu định hạn và quy định về nội dung hợp đồng thuê tàu trần thì hợp đồng thuê tàu trần bổ sung nội dung về kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu và bảo hiểm tàu.
3. Những lưu ý liên quan đến việc giao kết hợp đồng thuê tàu trần:
Khi giao kết hợp đồng thuê tàu trần, thì chủ tàu cần tháo vát, có khả năng quán xuyến tốt để thực hiện nghĩa vụ giao tàu theo thỏa thuận. Tàu được giao cho người thuê tàu trần là tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu. Việc giao tàu theo hợp đồng thuê tàu trần được thực hiện tại địa điểm và thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu, và người thuê tàu trần có trách nhiệm nhận tàu theo thỏa thuận đó. Người thuê tàu trần có quyền từ chối nhận tàu nếu tàu không đúng như mô tả tình trạng của tàu trong hợp đồng thuê tàu;
Mặc dù là chủ sở hữu nên chủ tàu có các quyền định đoạt đối với tài sản của mình, tuy nhiên, pháp luật đã có hạn chế nhất định đối với quyền năng của chủ tàu trong trường hợp cho thuê tàu trần này. Theo đó, trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu. Chủ tàu chỉ được thế chấp tàu khi có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu, việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi của người thuê tàu trần, nếu chủ tàu được tự do thế chấp tàu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Đối với trường hợp chủ tàu tự ý thế chấp mà không có sự đồng ý của người thuê tàu trần thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
Trong trường hợp tàu cho thuê bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu với các chủ thể khác hoặc các khoản nợ của chủ tàu (có thể xảy ra trong trường hợp dùng tàu để thi hành án,…) các trường hợp này dẫn đến thiệt hại cho người thuê tàu trần, khi đó , chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
Về nghĩa vụ của người thuê tàu trần, thì nghĩa vụ đầu tiên đó chính là nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần. Là người trực tiếp sử dụng tàu, nên trong quá trình sử dụng tàu, thì người thuê tàu trần phải thực hiện bảo dưỡng, việc bảo dưỡng này mang lại lợi ích, đảm bảo an toàn cho tàu, các thiết bị tàu, từ đó góp phần mang lại lợi ích cho người thuê tàu. Khi có hư hỏng xảy ra, thì người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu, khi tiến hành sửa chữa, người thuê tàu phải
Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu (Khoản 2 Điều 231 Bộ luật hàng hải năm 2015). Nghĩa vụ này phát sinh dựa trên nội dung về bảo hiểm tàu của hợp đồng. Việc quy định này do trong quá trình sử dụng tàu, thì người thuê tàu chính là chủ thể trực tiếp sử dụng, chủ tàu không có bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc sử dụng tàu, nên người thuê tàu trần phải đóng bảo hiểm cho tàu như một trong những cách thức bảo đảm an toàn cho tàu.
Nếu người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu khi sử dụng, khai thác tàu của thì người thuê tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó cho chủ tàu. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu trần có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, đây là nghĩa vụ đương nhiên của người thuê tàu. Khi hết thời hạn thuê tàu mà các bên đã thỏa thuận, thì quyền sử dụng tàu của bên thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nên người thuê tàu phải trả lại tàu mình thuê cho chủ tàu.
Người thuê tàu trần phải trả tiền thuê tàu theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu. Đây là nghĩa vụ chung của các chủ thể là bên thuê trong hợp đồng thuê tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Việc thanh toán tiền thuê tàu được thực hiện đúng thời hạn, đúng mức thanh toán và phương thức mà các bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp tàu bị tổn thất toàn bộ hoặc mất tích, thì nghĩa vụ thanh toán của bên thuê tàu trần về tiền thuê tàu chấm dứt từ ngày tàu bị tổn thất toàn bộ hoặc từ ngày nhận được thông tin cuối cùng về tàu. Khi nghĩa vụ này chấm dứt mà bên thuê tàu đã thanh toán tiền thuê tàu trả trước thì chủ tàu trả lại tiền thuê tàu đã trả tương ứng với thời gian chưa sử dụng tàu.
Sau khi hết hợp đồng thuê tàu, thì các bên tiến hành thanh lý hợp đồng thuê tàu. Việc thanh lý hợp đồng sau khi hết hiệu lực của hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Nếu thuê tiếp thì hai bên thỏa thuận ký kết