Nha khoa là một trong những ngành khoa học nghiên cứu và điều trị các bệnh, vấn đề liên quan đến răng miệng. Lĩnh vực phòng khám nha khoa là một trong những dịch vụ vô cùng khó khăn cho kế toán trong quá trình xác định thuế giá trị gia tăng khi suất hóa đơn. Vậy thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phòng khám nha khoa được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất thuế GTGT với dịch vụ phòng khám nha khoa:
Trên thực tế hiện nay, nha khoa là một trong những ngành y tế quan trọng trong vấn đề cải tiến sức khỏe của con người. Lĩnh vực nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển, chuẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng. Vì vậy, dịch vụ phòng khám nha khoa đã và đang ngày càng phát triển và mở rộng. Kinh doanh dịch vụ phòng khám nha khoa cần phải xác định các loại thuế giá trị gia tăng bao gồm: nhổ răng, chỉnh hàm, tẩy trắng, lấy cao răng, làm răng giả … Khi đó thuế suất thuế giá trị gia tăng được đặt ra như sau:
– Khám chữa răng: không chịu thuế giá trị gia tăng;
– Vật tư y tế: thuế giá trị gia tăng 5%;
– Các dịch vụ khác: thuế giá trị gia tăng 10%.
Theo đó thì có thể nói, phòng khám nha khoa cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh về răng như khám răng, nội nha, nhổ răng thì sẽ thuộc đối tượng không cần phải chịu thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, đối với các phòng khám nha khoa cung ứng dịch vụ thẩm mỹ răng miệng như tẩy trắng răng, niềng răng, gắn đá, chỉnh răng thì các loại dịch vụ này sẽ thuộc trường hợp chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư
Theo đó, trong trường hợp gói dịch vụ chữa bệnh (bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh) thì khoản thu tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ khám chữa bệnh đó cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tóm lại, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phòng khám đa khoa được xác định như sau:
– Dịch vụ khám chữa bệnh nha khoa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không cần phải kê khai và khấu trừ;
– Dịch vụ nội nha, gắn răng giả, lấy cao răng, viêm răng, viêm nướu, nhổ răng, trám răng, chữa tủy thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
– Trường hợp làm răng giả cho khách hàng (mặt hàng răng giả thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng) thì doanh nghiệp thực hiện hoạt động làm răng giả cho khách hàng sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
– Trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng khi cần phải nộp tờ khai thuế tại cơ quan thuế;
– Đối với thiết bị và dụng cụ y tế trong các cơ sở phòng khám nha khoa cần phải chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng năm2023 và căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư
2. Phòng khám nha khoa sẽ phải chịu những loại phí nào?
Trên thực tế, phòng khám nha khoa sẽ phải chịu nhiều loại chi phí khác nhau. Chi phí lớn nhất sẽ bao gồm các chi phí sau đây:
– Chi phí máy móc, chi phí vật tư, vì vậy các phòng khám đa khoa cần phải lấy đủ hóa đơn đầu vào cho những loại chi phí này;
– Chi phí thuê nhà, chi phí thuê phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh phòng khám nha khoa. Chi phí này cần phải làm rõ với chủ cho thuê về trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân. Vì thông thường thì chi phí thuê nhà sẽ rất lớn, chiếm nhiều chi phí của các doanh nghiệp;
– Chi phí nhân lực, trong đó bao gồm ký kết
Với các loại chi phí này, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nha khoa cần phải làm thành phần hồ sơ chi phí hợp lý để được xác nhận từ cơ quan thuế. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), có thể kể đến các chi phí giá trị gia tăng như sau:
– Dịch vụ marketing;
– Chi phí tiếp khách;
– Chi phí đầu tư cơ sở ban đầu như tủ lạnh, điều hòa, bàn ghế, tivi …;
– Cước phí văn phòng, trong đó bao gồm điện thoại, internet, tiền điện, tiền nước.
Theo đó, với các chi phí phát sinh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tìm đối tác và lấy đủ hóa đơn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo số tiền thuế giá trị gia tăng của mình đã nộp đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
3. Thuế giá trị gia tăng sẽ được giảm đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, có quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023;
– Các cán bộ, các bộ, ban ngành theo chức năng và nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo chỉ đạo của các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành hoạt động triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu đúng, hiểu rõ quy định của pháp luật, được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội;
– Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tập trung làm rõ các giải pháp, thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện quy định của pháp luật. Tập trung vào các giải pháp làm ổn định giá trị cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, từ đó nhằm mục đích ổn định và giữ vững giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
– Như vậy có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 8% đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được giảm sẽ được thực hiện theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, và đồng thời sẽ được áp dụng từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 82/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ nội dung ví dụ 37 quy định tại điểm a.4 khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
THAM KHẢO THÊM: