Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật thuê và doanh nghiệp? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp? Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp? Thuê giám đốc làm người đại diện pháp luật được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây công ty tôi người đứng đại diện pháp luật là thành viên góp vốn của công ty, nay công ty tôi muốn thuê người làm giám đốc, đại diện pháp luật, thì phải làm thế nào?
Mỗi Doanh Nghiệp khi thành lập đều có các điều lệ khác nhau về người đại diện theo pháp luật được quy định dựa trên các quy định của pháp luật về người đại diện của pháp luật ở trong các trường hợp khác nhau của các doanh nghiệp thì có được Thuê giám đốc làm người đại diện pháp luật được không? Để hiểu thêm về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp và giải đáp các vấn đề trên. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật thuê và doanh nghiệp
Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật thuê và doanh nghiệp Đây là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật thuê sẽ ký kết
Người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp theo các quy định tại
2. Chức danh của người đại diện theo pháp luật đi thuê
Chức danh của Người đại diện theo pháp luật được thuê có thể giữ chức danh Giám đốc hay các chức danh như Tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty như Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành theo công ty có quy định trong điều lệ và phù hợp với quy định của pháp luật
Lưu ý trong Người đại diện theo pháp luật đi thuê không thể giữ các chức danh: Chủ tịch công ty và Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị vì đây là chức danh chỉ có các cá nhân tham gia góp vốn điều hành doanh nghiệp mới có thể được bổ nhiệm theo quy định
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2.1. khái niệm về người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp
Tại khoản 1 Điều 12.
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy việc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy đinh, Khi đã là Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì người đại diện phải chiu trách nhiệm theo quy định về các vấn đề trong Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của mình.
2.2. Người đại diện theo pháp luật trong các trường hợp cụ thể
– Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định:
+ Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên được ghi nhận trong Điều lệ công ty theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2021. Người đại diện theo pháp luật trong công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác cụ thể tại khoản 2 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2020 quy định
– Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng được ghi nhận trong Điều lệ công ty theo quy định của luật Doanh nghiệp và Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nếu chỉ có hai thành viên thì trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị tạm giam hay kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú … thì thành viên còn lại đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi bầu chức vụ mới
– Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần được quy định như sau: Tương tự hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng phải ghi nhận người đại diện trong Điều lệ theo quy định và Trong công ty cổ phần trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần theo quy định.
+Trong Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
+ Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần Căn cứ theo khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2020 quy định
– Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh được quy định như sau:
+ Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định
+ Như vậy nên, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Hợp danh có các nhiệm vụ ” Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật
Theo đó thì Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là thành viên hợp danh giữ chức vụ hoặc đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và có quyền đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hay nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác theo quy dịnh của pháp luật hiện hành.
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân đó là Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 188 luật Doanh nghiệp.2020 quy định
3. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Căn cứ tại điều 13 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Người đại diện theo pháp luật được thuê có thể giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty như Phó Giám đốc và chức danh Phó Tổng giám đốc hay Giám đốc điều hành và phải có các trách nhiệm với công việc được giao và trách nhiệm đó được quy định trong hợp đồng thỏa thuận giưa các bên với nhau.
4. Thuê giám đốc làm người đại diện pháp luật được không?
Trong trường hợp này các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động với người được thuê và hình thành nên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.Vì thế mối quan hệ này sẽ không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu sự điều chỉnh của
Người đại diện theo pháp luật được thuê vừa tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hanh, vừa đảm bảo thực hiện đúng những điều đã ký kết trong Hợp đồng lao động
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn dề Thuê giám đốc làm người đại diện pháp luật được không? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.