Thuế giá trị gia tăng khi thu mua tổ yến của nhà dân. Những trường hợp mua hàng không cần có hóa đơn đầu vào. Chi phí không có hóa đơn mua hàng.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi. Bên em thu mua tổ yến của nhà dân, tổ yến thô em mang về nhặt sạch, phơi khô và bán thì mức thuế GTGT phải chịu là bao nhiêu? Thu mua từ hộ dân không có hóa đơn thì em cần những giấy tờ gì để hợp thức hóa, sau này em xuất bán đầu ra.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013
Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, vấn đề mua hàng hóa từ những hộ không có hóa đơn
Theo quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung có quy định về các khoản chi phí không được trừ khi mua các mặt hàng hóa không có hóa đơn (được phép lập bảng kê) như sau:
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).”
Theo đó, nếu bạn mua hàng hóa của cá nhân không có chức năng xuất hóa đơn với giá trị hàng hóa nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm thì được phép lập bảng kê 01/TNDN kèm theo chứng từ thanh toán cho cá nhân để làm căn cứ đưa vào chi phí hợp lý được trừ.
Đối với trường hợp bạn mua hàng hóa của cá nhân không có chức năng xuất hóa đơn nhưng giá trị của lần mua lớn hơn 100 triệu thì cá nhân bán hàng phải tiến hành lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán lẻ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
“Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.”
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng
Trường hợp của bạn là thu mua tổ yến thô về nhà nhặt sạch, phơi khô rồi bán thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng:
“1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.”
Khoản 1 Điều 3
Khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu”.
Theo đó, tổ yến thô là thuộc đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng tuy nhiên bạn phải xác minh có thuộc trường hợp theo quy định trên hay không để xác định số thuế phải nộp.
Thứ ba, thuế tài nguyên
Luật sư tư vấn thuế giá trị gia tăng khi thu mua tổ yến của nhà dân:1900.6568
Đối với sản phẩm tổ yến là đối tượng phải chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC như sau:
“Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
…
6. Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
Yến sào do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”
Trường hợp của bạn cần xác định xem cá nhân, hộ bán tổ yến cho bạn là khai thác yến sào thiên nhiên hay tự xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác. Nếu là tự xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác thì không phải nộp thuế tài nguyên.
Nếu là trường hợp cá nhân, hộ khai thác yến sào thiên nhiên thì người phải nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC:
“Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. Người nộp thuế tài nguyên (dưới đây gọi chung là người nộp thuế – NNT) trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
2. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện
3. Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.
Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.
5. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.”
Theo đó, pháp luật quy định người phải nộp thuế tài nguyên là cá nhân, tổ chức khai thác tài nguyên thuộc đối tượng phải chịu thuế tài nguyên. Bạn là người thu mua thì không phải nộp thuế tài nguyên, trường hợp bạn và người bán có thỏa thuận về việc bạn nộp thay thuế tài nguyên thì bạn là người nộp thuế tài nguyên.