Lãi tiết kiệm là một khoản tiền được trả từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra.
Lãi tiết kiệm là một khoản tiền được trả từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra. Lãi tiết kiệm là một khoản tiền được trả từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra. Đây thường được coi là một kênh đầu tư an toàn với cá nhân khi có tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên không chỉ các cá nhân mà rất nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn việc gửi tiết kiệm như một kênh sinh lời khi chưa biết phải đầu tư vào đâu. Cá nhân khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy các doanh nghiệp có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền lãi gửi ngân hàng hay không?
1. Thuế đối với cá nhân
– Cá nhân khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Nhằm khuyến khích ngoại tệ lưu thông trong thị trường.
– Nhà nước ưu tiên huy động vốn từ các cá nhân trong toàn xã hội, để tránh tình trạng tiền nằm trong nhà dân không được lưu thông, vì khi không có tiền lưu thông phát hành thêm tiền sẽ phát sinh lạm phát.
Thông tin trên Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay đang có một số ý kiến đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm. Để bảo vệ cho đề xuất đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, nhiều người cho rằng đây là cách để tăng thu ngân sách, đồng thời đảm bảo công bằng với thu nhập từ đầu tư vốn vào các doanh nghiệp. Hiện nay, theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào doanh nghiệp đang phải chịu thuế suất 5%.Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Tài chính, dư luận chưa đồng tình với việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi ngân hàng. Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định lãi gửi VNĐ, vàng, ngoại tệ tại của cá nhân tại ngân hàng thuộc đối tượng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Việc không đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm được cho là nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng – kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu…) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để lĩnh lãi. Do đó, việc đánh thuế thu nhập cá nhân với khoản lãi của tiền gửi tiền kiệm là không hợp lý, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Bộ Tài chính kết luận, trước mắt chưa thu thuế thu nhập cá nhân với trường hợp nêu trên.
2. Thuế đối với doanh nghiệp
– Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Đó cũng được coi là một thu nhập của doanh nghiệp.
– Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp gửi tiết kiệm vào ngân hàng, vid doanh nghiệp gửi một lượng tiền lớn vào ngân hàng, khi rút ra thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
– Một doanh nghiệp thành lập để phát triển kinh tế, cần phải mang lượng tiền có được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoặc các thu nhập sinh lời khác từ kinh doanh chứ không phải thu nhập từ việc gửi tiết kiệm:
+ Đồng tiền doanh nghiệp không cho đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào lãi ngân hàng là đồng tiền “chết” gây ra tình trạng ì trệ nền kinh tế, kinh tế kém phát triển.
+ Việc gửi tiết kiệm không được khuyến khích, nhà nước hạn chế tiền gửi vào ngân hàng.
– Để tránh tình trạng tạo ra nền kinh tế ì trệ cũng như tránh lũng đoạn hệ thống tín dụng, nhà nước đánh thuế thu nhập doanh nghiệp để hạn chế việc này.
Theo điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì tiền lãi gửi ngân hàng thuộc Các khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN, cụ thể:
– Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó, thu nhập khác bao gồm: Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, khi doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ tiền lãi gửi ngân hàng sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường.
Mức thuế suất thuế TNDN mới nhất hiện nay được quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT-BTC. Theo đó, mức thuế suất thuế thu nhập từ tiền lãi gửi ngân hàng là 20%.
Có nhiều người thắc mắc là tại sao cá nhân khi nhận tiền lãi gửi ngân hàng thì được miễn thuế thu nhập cá nhân, trong khi các doanh nghiệp lại phải chịu tiền thuế TNDN cho khoản thu nhập này. Các lý do chính yếu có thể kể tới là:
Thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền lãi gửi ngân hàng– Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Đó cũng được coi là một thu nhập của doanh nghiệp.
– Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp gửi tiết kiệm vào ngân hàng, vid doanh nghiệp gửi một lượng tiền lớn vào ngân hàng, khi rút ra thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
– Một doanh nghiệp thành lập để phát triển kinh tế, cần phải mang lượng tiền có được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoặc các thu nhập sinh lời khác từ kinh doanh chứ không phải thu nhập từ việc gửi tiết kiệm:
Đồng tiền doanh nghiệp không cho đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào lãi ngân hàng là đồng tiền “chết” gây ra tình trạng ì trệ nền kinh tế, kinh tế kém phát triển. Vì vậy nên việc gửi tiết kiệm không được khuyến khích, nhà nước sẽ hạn chế tiền gửi vào ngân hàng bằng cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động này.
+ Tại điểm đ khoản 2 Điều 3: “2. Thu nhập khác bao gồm:
đ) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;”
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Mong Luật sư cung cấp cho tôi thông tin về Cách tính thuế đối với tiền lãi gửi tiết kiệm gửi vào ngân hàng đối với cá nhân. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bộ Tài chính cho rằng, thực tế các năm qua, lãi tiền gửi tiết kiệm cũng chỉ bù đắp đủ trượt giá. Do vậy, trước mắt chưa nên thu thuế thu nhập cá nhân. Thực tế các năm qua, lãi tiền gửi tiết kiệm cũng chỉ bù đắp đủ trượt giá.
“Việc đánh thuế đối với lãi tiền gửi ngân hàng để đảm công bằng với thu nhập từ đầu tư vốn vào các doanh nghiệp hiện nay cũng đang thu thuế TNCN (5%), đồng thời tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, qua theo dõi phản hồi, dư luận hiện nay cũng chưa đồng tình với việc thu thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, Luật thuế TNCN hiện hành quy định miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng. Việc miễn thuế TNCN nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng – là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Bộ Tài chính cho rằng, đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu, người tàn tật…) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để lĩnh lãi. Thực tế các năm qua, lãi tiền gửi tiết kiệm cũng chỉ bù đắp đủ trượt giá. Do vậy, trước mắt chưa nên thu thuế TNCN.
Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và
Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của
g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
g.1) Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.