Các tập đoàn tư nhân xuất hiện khi mà số lượng các doanh nghiệp tăng lên và quy mô của các công ty ngày càng lớn.
Các tập đoàn tư nhân xuất hiện khi mà số lượng các doanh nghiệp tăng lên và quy mô của các công ty ngày càng lớn. Các tập đoàn “tự phong” này được hình thành thông qua việc thành lập một số công ty con, chủ yếu có quan hệ về vốn sở hữu với công ty mẹ hoặc với nhóm chủ sở hữu lớn của công ty mẹ.
Tên gọi tập đoàn thì đã quá quen thuộc, thậm chí còn bị lạm dụng, nhưng một mô hình tập đoàn hoàn chỉnh, phù hợp cho một nhóm công ty có mối quan hệ liên kết, gắn bó lâu dài về lợi ích với nhau thì dường như vẫn còn khá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nói đến mô hình tập đoàn, nhiều người nghĩ ngay đến cấu trúc tổ chức tổng thể của tập đoàn, mà cụ thể là cách thức bố trí các công ty thành viên trên sơ đồ tổ chức của tập đoàn. Xa hơn chút nữa, trên sơ đồ tổ chức có thể kèm theo các mũi tên thể hiện chiều đầu tư vốn từ công ty này sang công ty khác. Cách hiểu đơn giản này tạo nên một thực trạng không tốt là nhiều công ty lớn muốn nhanh chóng có được danh hiệu tập đoàn bằng cách bung ra thành lập một số công ty con mà không có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc lựa chọn mô hình phù hợp để đem lại sức mạnh cộng hưởng tốt nhất cho nhóm công ty trong tập đoàn. Như vậy, sự hình thành ồ ạt nhân rộng mô hình nhóm công ty với các hình thức công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế đang là thực trạng đáng lo ngại ở nước ta bởi khung pháp lý điều chỉnh mô hình này chưa được hoàn thiện.
Sau khi có chủ trương triển khai chuyển đổi mô hình và Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập doàn than Việt Nam – đây là mô hình tập đoàn kinh tế thí điểm đầu tiên về hình thức công ty mẹ trong mô hình nhóm công ty, thì một loạt các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty mẹ – công ty con hình thành. Trong đó phải kể đến tập đoàn dệt may Việt Nam chuyển từ mô hình tổng công ty dệt may Việt Nam sang, tổng công ty dầu khí Việt Nam chuyển sang tập đoàn dầu khí Việt Nam, rồi Vinalines cũng chuyển đổi mô hình sang công ty mẹ – công ty con…
Bản thân các mô hình nhóm công ty này có ưu thế rất lớn nếu hoạt động tốt theo mô hình đó thì sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng đáng kể. Như sự vận dụng mô hình nhóm công ty với sự liên kết ưu thế của nó trong các tập đoàn kinh tế lớn như Apple, Samsung… đã thúc đẩy doanh thu của các hãng này lên cao. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều vướng mắc, nhất là đối với Việt Nam khi mà mô hình này mớ được nhìn nhận về tầm quan trọng và áp dụng thực hiện kinh doanh theo mô hình đó và khi mà khung pháp lý còn chưa hoàn thiện thì việc thúc đẩy, kiểm soát hoạt động của mô hình là tương đối khó khăn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thực trạng vẫn còn tồn tại là, một số công ty mẹ – công ty con vẫn chưa thông thạo cách điều hành theo cơ chế mới, đôi khi vẫn lập lại cách chỉ huy hành chính mệnh lệnh (vì trong giai đoạn này đa phần các công ty theo mô hình này có điểm xuất phát là tổng công ty nhà nước). Công ty mẹ hầu hết vẫn là công ty 100% vốn nhà nước, chưa dám cổ phần hóa nên nguồn lực tài chính của công ty mẹ còn yếu nên chưa thực sự làm được vai trò của công ty mẹ. Chính vì vậy đã dẫn đến sự sụp đổ của một số mô hình công ty chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ – công ty con như Vinalines, Vinashin.