Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Bài tập lớn luật cạnh tranh 9 điểm.
Thực trạng pháp
MỞ ĐẦU
Cạnh trạnh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể mang lại những hậu quả xấu đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật… Do vậy, hoạt động cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong các hình thức xúc tiến thương mại, khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Xét cho cùng, mục đích cuối cùng của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng hình thức khuyến mại là nhằm thu được lợi ích lớn nhất về mình, do đó, rất dễ vì mục đích lợi nhuận này mà dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh quy định. Pháp luật cạnh tranh không chỉ quy định về khái niệm của hành vi này mà còn có cả những chế tài kèm theo.
Bài viết dưới đây trình bày đề tài: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.
NỘI DUNG
1. Khái quát hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.1. Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1. Định nghĩa khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm khuyến mại tại khoản 1 Điều 88: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm mục xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Song khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không được định nghĩa theo kiểu diễn giải cụ thể như khái niệm khuyến mại. Khái niệm khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh định nghĩa dưới dạng liệt kê các hành vi khuyến mại bị cấm. Điều 46 Luật Cạnh tranh quy định về các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:
“- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
– Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
– Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khách nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568