Thực hiện tách công ty để kinh doanh riêng. Trường hợp cổ đông công ty cổ phần muốn tách để hoạt dộng kinh doanh riêng thì phải làm gì?
Thực hiện tách công ty để kinh doanh riêng. Trường hợp cổ đông công ty cổ phần muốn tách để hoạt dộng kinh doanh riêng thì phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các Quý Luật sư Công ty Luật Dương Gia. Rất mong các quý vị tư vấn giúp tôi trường hợp như sau: Công ty tôi là công ty Cổ phần về lĩnh vực thuốc bảo vệ thưc vật. Công ty có 03 cổ đông trong đó tôi là giám đốc. Hiện nay do 01 số vấn đề nội bộ, tôi muốn đổi tên và trụ sở công ty cũng như không muốn làm ăn chung với 01 trong 02 cổ đông còn lại do họ không có thiện chí họp tác . Họ góp vốn bằng tài sản, họ cũng đã mang hết tài sản đi nhưng chưa chịu ký giấy tờ liên quan để ra khỏi công ty, chắc họ muốn làm khó tôi. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi có thể làm gì để bây giờ để tôi có thể tiếp tục kinh doanh với công ty của mình mà họ không còn là cổ đông của công ty nữa. Xin chân thành cảm ơn thiện chí của các Quý Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với những thông tin anh đưa ra thì hiện tại anh muốn kinh doanh công ty một mình và không muốn kinh doanh với 2 cổ đông còn lại trường hợp này có thể giải quyết như sau:
– Nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì anh và 2 cổ đông còn lại của công ty có thể thỏa thuận để thông qua nghị quyết về tách công ty, đồng thời các cổ đông hiện có cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty hiện tại có thể thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
– Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì anh hoàn toàn quyền khởi kiện ra tòa, yêu cầu tỏa giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên công ty liên quan đến việc chia, tách công ty. Do đây là một trong các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định như sau:
Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thành lập công ty cổ phần trên cơ sở tách công ty
– Ký kết lại hợp đồng sau khi chia tách công ty
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp qua thư email
– Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp