Thực hiện công tác xã hội tại bệnh viện nhằm giúp đỡ người bệnh và thân nhân người bệnh.
Thực hiện công tác xã hội tại bệnh viện nhằm giúp đỡ người bệnh và thân nhân người bệnh.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua việc tư vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho bệnh nhân và gia đình của họ trong quá trình điều trị; tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng bệnh nhân; nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế… Ngoài ra công tác xã hội trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài trợ cho các bệnh nhân nghèo, công tác truyền thông và quan hệ công chúng trong bệnh viện, tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện…
Các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện được quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BYT, theo đó, căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn. giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện sau đây:
– Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện. Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện là một đơn vị của bệnh viện. Cơ cấu tổ chức của phòng công tác xã hội được quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BYT, Phòng Công tác xã hội có Tổ hỗ trợ người bệnh (do Truởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện. Ngoài Tổ Hỗ trợ người bệnh, phòng Công tác xã hội còn có các bộ phận nghiệp vụ cần thiết khác. Nhân lực của phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện. Nhiệm vụ của tổ công tác xã hội tương tự như phòng công tác xã hội thuộc bệnh viện, tuy nhiên, pháp luật không có quy định về cơ cấu tổ chức của tổ công tác xã hội.
Việc hình thành các tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội đã giúp các bệnh viện không chỉ có vai trò khám chữa bệnh mà trở thành cầu nối, nơi chia sẻ của bệnh nhân với cộng đồng, chăm sóc, tư vấn cho người bệnh; đồng thời làm tăng sự hài lòng của người bệnh, góp phần nâng cao y đức của người thầy thuốc.