Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Chế độ làm việc trong bệnh viện

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Chế độ làm việc trong bệnh viện. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực.

      Chế độ làm việc trong bệnh viện. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực.


      Tóm tắt câu hỏi:

      Bệnh viện tôi triển khai trực ca 8 tiếng và 16 tiếng có 4 tua trực: ngày đầu tiên ca 8 tiếng từ 7h -15h, ngày hôm sau 16 tiếng từ 15h – 7h ngày kế tiếp. Nhưng ngày sau đó vào làm ngày hành chính. Nếu ngày hành chính đúng ngay thứ 7 hoặc chủ nhật thì vẫn phải vô bệnh viện làm giờ hành chính mà không được chi trả tiền lương chỉ được hưởng 15 ngàn độc hại. Luật sư cho tôi hỏi vậy có làm sai “Bộ luật lao động 2019” hay không? Ở chỗ tôi làm mỗi tuần tới 64h – 72h kể cả giờ trực hưởng lương bình thường và hưởng thêm tiền trực. Như vậy đúng hay sai? Xin luật sư tư vấn dùm tôi, xin chân thành cảm ơn.

      Luật sư tư vấn:

      Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

      1. Cơ sở pháp lý:

      Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.

      2. Nội dung tư vấn:

      Căn cứ Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ/TTg quy định chế độ phụ cấp thường trực như sau:

      1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

      a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

      b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

      – Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

      – Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

      …

      3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

      a) Chế độ phụ cấp thường trực:

      – Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

      + 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

      + 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

      + 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

      + 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

      – Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

      – Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

      Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

      b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

      c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

      – Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

      – Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

      Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

      d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

      … “

      che-do-lam-viec-trong-benh-vien

      Xem thêm: Cách tính tiền lương tăng ca, thêm giờ, lương ngày nghỉ và ngày lễ

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568

      Ca trực tại cơ quan bạn chia 02 ca: 8 tiếng và 16 tiếng là đúng theo quy định.

      Về việc phụ cấp trực tại bệnh viện bạn, vì bạn không nói rõ bệnh viện bạn là bệnh viện hạng mấy nên bạn có thể đối chiếu với quy định trên để xem xét mức phụ cấp trực được hưởng đã đúng chưa?

      Về thời gian làm việc, theo như bạn trình bày, nếu làm việc vào giờ hành chính thứ bảy chủ nhật mà không được hưởng lương mà chỉ được phụ cấp 15.000 đồng như vậy là không đúng quy định pháp luật bởi theo quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:

      “Thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên”

      Đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập thì đây là công việc đặc thù. Thời gian làm việc của bạn không áp dụng theo quy định “Bộ luật lao động 2019”. Sẽ áp dụng thời gian làm việc theo quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.

        Xem thêm: Phụ cấp làm đêm là gì? Chế độ phụ cấp thường trực ca đêm?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bệnh viện

        Chế độ làm việc

        Trực ca đêm


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật?

        Hiện nay Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến vấn đề lao động của người khuyết tật. Dưới đây là những lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật?

        Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng bệnh viện, công trình y tế?

        Xây dựng bệnh viện có cần phải xin phép xây dựng không? Hồ sơ xin giấy phép xây dựng bệnh viện, công trình y tế? Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng bệnh viện, công trình y tế? Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bệnh viện, công trình y tế?

        Xin giấy phép hoạt động bệnh viện: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục?

        Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện? Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động bệnh viện? Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh viện?

        Chế độ ca kíp là gì? Mặt tích cực của chế độ ca kíp đối với doanh nghiệp

        Chế độ ca kíp là gì? Các loại hình làm việc theo ca? Mặt tích cực của chế độ ca kíp đối với doanh nghiệp? Hiệu ứng bất lợi của làm việc theo chế độ ca kíp?

        Chế độ làm việc và hình thức hoạt động của Chính phủ

        Chế độ làm việc của Chính phủ? Hình thức hoạt động của Chính phủ?

        Vệ sinh môi trường là gì? Quy định vệ sinh môi trường trong trường học, bệnh viện?

        Vệ sinh môi trường là gì? Quy định vệ sinh môi trường trong trường học? Các việc cần làm để đảm bảo vệ sinh trường học? Vệ sinh môi trường bệnh viện là gì? Mục đích của việc vệ sinh môi trường bệnh viện? Quy định vệ sinh môi trường bệnh viện? Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện?

        Chế độ làm việc tập thể là gì? Nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách?

        Chế độ làm việc tập thể (Collective working regime) là gì? Chế độ làm việc tập thể tiếng Anh là gì? Nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách? Mối quan hệ giữa lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong công tác cán bộ ở đơn vị hành chính các cấp.

        Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của bệnh viện

        Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của bệnh viện được pháp luật quy định như thế nào?

        Người nước ngoài có được thành lập bệnh viện tại Việt Nam?

        Người nước ngoài có được thành lập bệnh viện tại Việt Nam? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ