Thức ăn được sử dụng trong quá trình nuôi thuỷ sản cũng chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng lớn tới năng suất nuôi, sản lượng, giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Vậy, thức ăn thủy sản là gì? Các loại thức ăn thủy sản phổ biến? Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Thức ăn thủy sản (Aquatic feed) là gì?
1. Thức ăn thủy sản là gì?
Ta hiểu về thủy sản như sau:
Thủy sản là sản phẩm mà con người có thể khai thác, nuôi trồng và thu hoạch từ môi trường nước. Từ nguồn sản phẩm đó, con người có thể sử dụng như một nguyên liệu hoặc bán trên thị trường với dạng sản phẩm tươi sống.
Những loại sản phẩm thủy sản Việt Nam có sản lượng thủy sản, giá trị xuất khẩu cao như là: tôm, ngao, mực, cá bơn, cá trích, hàu, sò huyết,.. Đây là những loại thủy sản thông dụng, đã và đang được các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nuôi trồng, khai thác đánh bắt .
Bên cạnh lựa chọn con giống thủy sản, yếu tố quan trọng trong quá trình này đó chính là quy trình nuôi và cho ăn. Thế nên, trong thực tiễn, thức ăn thủy sản đóng góp vô cùng quan trọng.
Tình hình hiện tại của ngành Thủy sản Việt Nam được Trung Quốc cho phép xuất khẩu là các loại cá, ngao trắng, ngao hoa, nghêu lụa. Đó là một trong rất nhiều nguồn lợi thủy sản Việt nam sỡ hữu. Và bản thân ngành thủy sản Việt Nam ngày càng siết chặt quy trình quản lý và khai thác thủy sản, đòi hỏi cao hơn về thức ăn thủy sản và nhân giống để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng con giống.
Việt Nam là một trong những nước có lượng thủy sản lớn và có tiềm năng. Nguồn thủy sản tại nước ta được những quốc gia khác đầu tư khai thác và thu mua với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Ta hiểu về thức ăn thủy sản như sau:
Nuôi trồng thủy sản gồm các hoạt động xây ao, cho ăn, nhân giống, đánh bắt, thu hoạch và chế biến.
Trong đó, ta nhận thấy cho ăn và nhân giống được đánh giá chính là 2 bước cơ bản và quan trọng nhất có vai trò quyết định đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Thức ăn thủy sản được hiểu cơ bản chính là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dương, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.
Thức ăn thủy sản thực chất chính là thức ăn dành cho vật nuôi sống ở môi trường nước. Ở từng dạng khác nhau cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như: Tươi, sống, qua chế biến, bảo quản,… Cung cấp chất dinh dưỡng, các thành phần tốt cho sự phát triển của động vật thủy sản qua dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung,…
Thức ăn thủy sản chính là sản phẩm tác động đến năng suất, sản lượng của thủy sản trong mỗi mùa vụ. Tùy từng loại thủy sản mà có những sản phẩm riêng dành cho chúng. Chính vì thế, các loại thức ăn thủy sản phổ biến hiện nay được chia thành 4 loại chính cụ thể đó là các loại sau: thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp.
2. Thức ăn thủy sản trong tiếng Anh là gì?
Thức ăn thủy sản trong tiếng Anh là: Aquatic feed.
3. Các loại thức ăn thủy sản:
Các loại thức ăn thủy sản phổ biến hiện nay đó là các loại sau đây:
– Thứ nhất: Thức ăn tự nhiên:
Các loại thức ăn tự nhiên cho cá luôn có sẵn trong nguồn nước, được những ngư dân tận dụng triệt để nhằm có thể làm nguồn thức ăn cho thủy sản. Giảm một phần chi phí trong chăn nuôi.
Thức ăn tự nhiên được chia thành các loại sau đây, cụ thể :thực vật phù du, vi khuẩn: tảo, vi khuẩn; động vật phù du: là những động vật sống trôi nổi trong nước, có kích thước vô cùng nhỏ đến có thể nhìn bằng mắt thường như sứa,..; Mùn đáy: Là những xác thực vật, động vật khi rơi xuống đáy. Phân hủy và lắng xuống.
Để nhằm mục đích có thể bảo vệ và tăng nguồn thức ăn tự nhiên, các chủ thể là những người ngư dân phải thường xuyên bón phân hữu cơ và vô cơ cho ao để tăng giá trị dinh dưỡng cho môi trường nước. Bảo vệ và quản lý nguồn nước, thay nước khi cảm thấy cần thiết.
– Thứ hai: Thức ăn tuơi sống:
Thức ăn tuơi sống được hiểu là nguồn thức ăn từ động vật tươi sống, có giá trị kinh tế thấp, mức sinh sản tăng nhanh như: cá rô phi, mè trắng, cá bạc đầu, giun quế,… Có thể chăn nuôi xen kẽ để làm thức ăn cho những động vật có giá trị kinh tế cao như: baba, lươn, Cá lăng, cá trình,…
Ta nhận thấy, trên thực tế, đây là mô hình chăn nuôi bổ trợ cho nhau, tiếp kiệm được chi phí chăn nuôi. Lại tận dụng được phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Chúng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm Protein, chất khoáng và vitamin thiết yếu.
– Thứ ba: Thức ăn tự chế:
Loại thức ăn tự chế này được chủ thể là người nuôi tự chế biến theo quy trình đơn giản. Hiện nay, chủ thể là người nuôi thường sử dụng rau xanh, cỏ, cá tạp, cám gạo… và phối trộn theo công thức. Sau đó thức ăn có thể được chủ thể là người nuôi nấu chín rồi cho cá ăn, hoặc được phun nước ẩm rồi đưa vào máy ép viên, phơi khô cho cá ăn dần.
Thức ăn tự chế cũng sẽ giúp các chủ thể là người nuôi trồng thủy sản có thể tận dụng các phụ phẩm hay các nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương, có chi phí thấp, chủ động sản xuất. Tuy nhiên, thức ăn tự chế do không có chất kết dính, độ ẩm cao nên thường bị tan rã trong nước trước khi được tôm, cá ăn. Phần thức ăn tan trong nước sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, khi sử dụng nguyên liệu là cá tạp, ốc, hến… có thể là vật trung gian lan truyền dịch bệnh cho người và động vật thủy sản. Khi tự chế biến thức ăn người nuôi cần lưu ý bổ sung chất kết dính nhằm giảm độ tan rã thức ăn trong nước, phòng bệnh cho cá tôm, đồng thời cần tính toán kỹ lượng thức ăn cần dùng theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường, thời tiết và sức khỏe của tôm cá để hạn chế lượng thức ăn thừa trong ao.
Trên thực tế, trong nhiều năm trở lại gần đây, một số hộ dân đã thay đổi phương thức chăn nuôi nhằm giảm thiểu chi phí trong sản xuất. Tự chế biến thức ăn từ những sản phẩm có sẵn, giá rẻ dễ tìm mua.
4. Nguyên liệu của thức ăn tự chế thường được sử dụng:
+ Nguyên liệu tươi: Bao gồm động vật giá trị thấp như tôm, cá tạp, ốc, cua,… Và thực vật sẵn có như bèo, cỏ , rau. Nguyên liệu này thường được chế biến xong sau đó co ăn trực tiếp hoặc để qua ngày cho lên men.
+ Nguyên liệu khô: Có nguồn gốc thực vật như ngô, thóc, gạo, đậu nành, sắn,… Có thể cho ăn trực tiếp ( còn được gọi là thức ăn đơn) hoặc sử dụng các loại máy nghiền đa năng để nghiền thành bột nhỏ.
– Thứ tư: Thức ăn công nghiệp:
Thức ăn công nghiệp được hiểu là thức ăn chuyên biệt được sản xuất từ các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, ta nhận thấy, có hai loại thức ăn công nghiệp là thức ăn dạng chìm để nuôi giáp xác, một số loài cá ăn chìm và thức ăn công nghiệp dạng nổi sử dụng để nuôi cá.
Thức ăn công nghiệp sẽ được sản xuất từ các thành phần nguyên liệu khác nhau như bột cá, khô dầu đậu nành, bột mì, dầu cá, các loại vitamin, enzyme, acid amin và khoáng chất… Tỷ lệ phối trộn tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng của từng đối tượng nuôi. Thức ăn công nghiệp chất lượng cao có thành phần dinh dưỡng cân đối giúp tôm, cá tiêu hóa tốt, khỏe mạnh và lớn nhanh.
Thức ăn công nghiệp thông thường sẽ được bổ sung các vitamin, khoáng chất giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên giúp tôm cá khỏe mạnh và nâng cao tỷ lệ sống cho tôm cá. Thức ăn công nghiệp thông thường được bổ sung chất dẫn dụ tạo mùi vị hấp dẫn kích thích tôm, cá bắt mồi từ đó làm giảm lượng thức ăn thừa trong ao. Thức ăn thừa cũng được biết đến chính là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước và dẫn tới dịch bệnh trong ao nuôi. Cũng chính vì thế mà chủ thể là người nuôi cần lựa chọn và sử dụng thức ăn có chất lượng tốt nhằm đem lại vụ nuôi thành công.
Trong nuôi thủy sản thâm canh hiện nay, đa số các hộ nuôi gây màu nước để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu, sau đó sử dụng thức ăn công nghiệp. Trong nuôi quảng canh cải tiến người nuôi có thể sử dụng thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế hay bổ sung một phần thức ăn công nghiệp. Hệ thống nuôi quảng canh thì thức ăn tự nhiên gần như người nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên. Tùy thuộc vào mức độ canh tác và đối tượng nuôi để người nuôi quyết định lựa chọn dạng thức ăn cho phù hợp.