Theo quy định thì trong thời gian thử việc mỗi bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử viêc mà không phải báo trước. Vậy thử việc 1 ngày rồi nghỉ ngang có được trả lương không?
Mục lục bài viết
1. Thử việc 1 ngày rồi nghỉ ngang có được trả lương không?
Hợp đồng làm việc là văn bản pháp lý được các bên là người sử dụng lao động và người lao động thống nhất ký kết với nhau, theo đó quyền nghĩa vụ phát sinh sau khi ký kết phải được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.
– Cá nhân khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Có hai trường hợp có thể phát sinh nên sẽ có hướng giải quyết như:
+ Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện
+ Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc;
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường;
– Theo đó, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Đồng nghĩa với việc người lao động thử việc có quyền nghỉ ngang mà không cần báo trước.
Căn cứ Điều 26
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc có thể thống nhất do hai bên sau khi thỏa thuận, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó;
Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động thử việc hoàn toàn có thể nghỉ việc nếu nhận thấy không phù hợp với công việc hoặc với bất kỳ lý do nào và người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương đầy đủ cho người lao động thử việc trong những ngày người lao động đã làm việc. Vì vậy, cho dù người lao động chỉ làm việc trong 1 ngày theo hợp đồng thử việc thì vẫn được hưởng lương theo đúng quy định.
2. Làm sao để chứng minh quyền của người lao động khi đòi tiền thử việc do nghỉ ngang:
Để bảo đảm quyền lợi của người lao động thì cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để thực hiện quyền của mình. Như đã biết, theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Về nguyên tắc trả lương, theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động có thể lựa chọn một trnog các hình thức như trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Có thể thấy, những nội dung xoay quanh vấn đề việc làm hoặc các chế độ trong thời gian thử việc sẽ được thể hiện trong hợp đồng này. Thông qua hợp đồng thử việc để cá nhân chứng minh hành động nghỉ việc của mình là không vi phạm, theo đó vẫn được nhận lương trong thời gian làm thử việc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động thì nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này. Theo đó, hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung:
– Trong hợp đồng cần thể hiện đầy đủ tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và thông tin họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Cùng với đó cũng ghi nhận về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Một trong những nội dung không thể thiếu là ghi rõ công việc và địa điểm làm việc;
– Chế độ của người lao động cụ thể là mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Cung cấp thông tin cơ bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Có trách nhiệm trong việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Chính vì vậy người lao động cần căn cứ vào các quy định về trả lương đã được thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng thử việc đã yêu cầu người sử dụng lao động tuân thủ đúng nghĩa vụ của mình trong việc trả mức lương tương ứng đối với thời gian làm việc tại doanh nghiệp của đơn vị theo đó mặc dù chỉ là một ngày nhưng người lao động vẫn hoàn toàn có quyền được đề nghị bên phía người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế cũng không thể tránh khỏi trường hợp các đơn vị sử dụng lao động viện cứ với những lý do người lao động nghỉ trước thời hạn làm được ít ngày và không đảm bảo được đúng số ngày đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc nên sẽ có quyền không trả lương thử việc cho người lao động.
Đối với hành động này thì tác giả khẳng định rằng là đang trái với quy định của pháp luật bởi những nội dung đã phân tích: trong thời gian thử việc các bên hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần tiến hành báo trước và cũng không có trách nhiệm phải tiến đến bồi thường.
3. Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động không trả lương thử việc:
Đối diện với trường hợp người sử dụng lao động cố tình không trả lương thử việc mặc dù biết hành vi mình là đang vi phạm pháp luật thì người lao động có thể thực hiện một trong 2 hướng giải quyết dưới đây để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng:
– Cách thứ nhất: có thể tiến hành khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Thông thường khi lựa chọn khiếu nại để giải quyết tranh chấp về tiền lương thử việc thì phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Hiện nay, khiếu nại gồm có hai cấp bao gồm việc khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần 2.
Trước tiên khi nhận được thông tin hoặc quyết định về việc không trả lương thử việc thì người lao động tiến hành khiếu nại lần đầu tới công ty. Thời gian để công ty này thụ lý khiếu nại là trong vòng 7 ngày làm việc; còn đối với thời hạn giải quyết thì sẽ không được quá 30 ngày (trong một số trường hợp đặc biệt có những vụ việc phức tạp thì sẽ là 45 ngày), tính từ ngày thụ lý;
– Đối với trường hợp khiếu nại lần đầu không đảm bảo được quyền lợi thì sẽ tiến hành khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội, nơi mà công ty này đang đặt trụ sở chính. Thời hiệu giải quyết khiếu nại đó là trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. Thời hạn thụ lý khiếu nại lần 2 là trong vòng 7 ngày làm việc và thời hạn giải quyết sẽ diễn ra trong vòng 45 ngày hoặc 60 ngày đối với vụ việc phức tạp, tính từ ngày thụ lý.
Việc người lao động lựa chọn hình thức khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội, khi được tiếp nhận giải quyết nếu nhận thấy người sử dụng lao động có hành vi vi phạm thì doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định đồng thời cũng phải giải quyết những quyền lợi chính đáng của người lao động. Để đạt được mục đích này thì người lao động phải cung cấp các bằng chứng vi phạm của công ty.
– Cách thứ hai: tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền:
Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
+ Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Lao động 2019