Đối với thủ tục người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập thì thủ tục yêu cầu độc lập được quy định tại Điều 202 BLTTDS năm 2015 và trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ yêu cầu độc lập:
Hồ sơ khởi kiện là thứ tất yếu khi người khởi kiện, nguyên đơn, người QLNVLQ có yêu cầu độc lập nộp cho cơ quan Tòa án để xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hồ sơ khởi kiện phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Đơn khởi kiện: đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật TTDS năm 2015. Đơn khởi kiện có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện, người yêu cầu. Trong phần này cần lưu ý, nếu địa chỉ thường trú (ghi trên CMND và sổ hộ khẩu) khác với địa chỉ đang cư trú thì cần ghi rõ cả hai địa chỉ (Địa chỉ đăng ký thường trú và địa chỉ liên lạc), tránh trường hợp thông báo, triệu tập của Tòa án bị thất lạc, không liên hệ được.
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện và người có QLNVLQ (nên ghi cả số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử, nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện, người có QLNVLQ thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của họ (“nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh).
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có QLNVLQ;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Tại Điều 91 Bộ Luật TTDS năm 2015 quy định “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp…”. Như vậy, người khởi kiện, người yêu cầu có nghĩa vụ thu thập, cung cấp cho tòa án các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Việc thu thập, giao nộp chứng cứ không nhất thiết phải nộp đủ ngay khi khởi kiện; có những chứng cứ nên nộp ngay nhưng cũng có những chứng cứ chỉ nên giao nộp sau khi đã có lời khai của phía đối phương hoặc một thời điểm thích hợp khác tùy vào tính chất, diễn biến tranh chấp.
2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân :
Khi xác định người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập trong VADS đang giải quyết đảm bảo các yếu tố sau: (i) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; (ii) yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết và (iii) yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn thì Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đảm bảo về thời hiệu khởi kiện hay không, để thụ lý yêu cầu của họ, đảm bảo cho việc giải quyết VADS thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi tiến hành thủ tục nhận & xử lý đơn khởi kiện, Tòa án đồng thời phải thông báo cho người khởi kiện về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho Tòa án ra thông báo.
3. Thủ tục nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm:
Sau khi đơn yêu cầu độc lập, đơn khởi kiện được tiếp nhận, các đường sự phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí. Cụ thể, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo luật định).
Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí được Tòa án gửi tới nguyên đơn, người yêu cầu sau khi thực hiện việc nộp đơn khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Mức tạm ứng án phí phải nộp cho việc khởi kiện được quy định tại
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Sau khi nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án có thẩm quyền, thì người khởi kiện, người yêu cầu phải đến Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền thu tiền tạm ứng án phí của đương sự khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện tương đương. Sau đó, người khởi kiện, người yêu cầu phải có nghĩa vụ nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nhân dân đã cấp thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
4. Thời hạn tiếp nhận yêu cầu độc lập:
Trong trường hợp Tòa án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ để giải quyết trong cùng một vụ án, thì (thời hạn chuẩn bị xét xử được xác định từ ngày hoàn thành thủ tục phản tố, yêu cầu độc lập) ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đó được xác định như sau:
a) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
b) Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Ví dụ: Ngày 15-3-2013, Tòa án thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện vụ án của nguyên đơn A. Toà án thông báo về việc thụ lý vụ án cho bị đơn B biết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 31-3-2013, bị đơn B có đơn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A. Toà án tiến hành thủ tục xem xét đơn yêu cầu phản tố. Ngày 15-4-2013, bị đơn B nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp này, ngày Toà án thụ lý vụ án được xác định lại là ngày 15-4-2013 (Tòa án ghi chú lại ngày thụ lý vụ án trong sổ thụ lý vụ án). Trong trường hợp bị đơn B không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án được xác định lại là ngày 31-3-2013.
c) Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:
+ Là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố hoặc đơn về yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí;
+ Là ngày người nộp cuối cùng cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Ngoài ra, tại dự thảo (lần 2) Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Người có QLNVLQ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trong thời hạn do Thẩm phán ấn định theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 196 của BLTTDS hoặc theo hướng dẫn của khoản 2 Điều 2 Nghị quyết này: Khi chấp nhận nội dung thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trước phiên họp kiểm tra, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ấn định thời hạn để người có QLNVLQ bổ sung yêu cầu độc lập và giao nộp tài liệu, chứng cứ. Sau thời điểm này thì Tòa án chỉ chấp nhận việc bị đơn thay đổi bổ sung yêu cầu phản tố, người có QLNVLQ thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó không vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập ban đầu.