Nghị định số 100/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 8 năm 2005 về thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
1. Căn cứ pháp lý.
Nghị định số 100/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 8 năm 2005 về thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương thì: “tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất (kể cả nhập khẩu hóa chất vào khu chế xuất) thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo”.
Theo quy định tại điểm 11.c Điều 11 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP thì “trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương”. Quy định về khai báo hóa chất được hướng dẫn tại Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương.
2. Hồ sơ.
– Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất;
– Bản sao hợp lệ các Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ Đăng ký mã số thuế;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại;
– Bản sao hợp lệ Đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;
– Giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sử dụng hóa chất đó (trường hợp xuất khẩu hóa chất được thực hiện với tổ chức hoặc cá nhân của nước không phải là quốc gia thành viên Công ước).
– Hợp đồng hoặc
– Hợp đồng hoặc Giấy cam kết (thoả thuận, ghi nhớ) về việc xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Trình tự tiến hành thủ tục.
a. Trình tự thực hiện.
– Các tổ chức đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
– Cục Hóa chất kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục cấp giấy phép cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
– Tổ chức nhận Giấy phép trực tiếp tại Cục Hóa chất hoặc bằng đường bưu điện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b. Cách thức thực hiện.
– Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c. Thời hạn giải quyết.
– 15 ngày làm việc kể từ khi có đầy đủ hồ sơ.
d. Cơ quan thực hiện.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).
– Cục Hóa chất
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hoá chất
– Cơ quan phối hợp (nếu có).