Thủ tục cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài là một trong những điều kiện bắt buộc chứng minh cho giáo viên nước ngoài giảng dạy trên lãnh thổ của Việt Nam là hợp pháp và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài:
Hiện nay, với xu hướng giáo dục ngày càng được coi trọng, được để giáo viên nước ngoài trực tiếp đứng lớp và giảng dạy tại Việt Nam sẽ giúp cho học sinh, sinh viên nâng cao chất lượng học hỏi, từ đó đa dạng các loại hình ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Với tình hình hội nhập toàn cầu, với điều kiện kinh tế đang ngày càng được cải thiện, nhiều gia đình đang có xu hướng muốn gửi con em tới các môi trường quốc tế nơi có giáo viên nước ngoài giảng dạy hoặc các trung tâm ngoại ngữ để được tiếp xúc nhiều hơn với các chương trình giảng dạy mang tính chất hiện đại, mang tính chất quốc tế, cũng như con em tự tin hơn với các bạn bè quốc tế và tự tin giao tiếp với các giáo viên nước ngoài. Vì vậy cho nên, nhu cầu tuyển dụng giáo viên nước ngoài, đặc biệt là giáo viên dạy ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc … tại các ngôi trường công lập và các ngôi trường tự lập hoặc các trung tâm ngoại ngữ hiện nay đang ngày càng gia tăng. Trong quá trình hoạt động và giảng dạy trên lãnh thổ của Việt Nam, cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài. Đây được coi là một trong những thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện để chứng minh rằng, giáo viên nước ngoài giảng dạy trên lãnh thổ của Việt Nam là hợp pháp và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Các giáo viên nước ngoài tham gia vào quá trình giảng dạy tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc diện được miễn giấy phép lao động. Vì vậy cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài. Hay nói cách khác, để chứng minh quá trình giảng dạy tại Việt Nam là hợp pháp, không sợ bị trục suất về nước, cũng như để đảm bảo các đơn vị sử dụng lao động không bị phạt tiền, không vi phạm quy định của pháp luật thì nhất định cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho các giáo viên nước ngoài. Đây được coi là loại giấy tờ và chứng thư pháp lý chứng minh cho quá trình sử dụng lao động là hợp pháp.
Nhìn chung, trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài sẽ cần phải hoàn tất một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả doanh nghiệp sử dụng lao động và giáo viên nước ngoài cũng cần phải tiến hành thủ tục chuẩn bị hồ sơ để thuận lợi hơn trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ lao động thương binh và xã hội. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên cần phải lưu ý, doanh nghiệp cần phải nộp đơn trước ít nhất 30 ngày so với thời điểm giáo viên nước ngoài bắt đầu nhận việc tại doanh nghiệp đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền từ chối nhận đơn thì cần phải có văn bản từ chối, trong văn bản đó nêu rõ lý do chính đáng. Thời gian giải quyết quá trình này kéo dài không quá 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn.
Bước 2: Doanh nghiệp sử dụng người lao động và giáo viên nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục kiểm tra kỹ càng tất cả các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc hoàn tất hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài thông thường là sau khoảng 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Giáo viên nước ngoài sẽ nhận được thông báo kể cả khi được cấp giấy phép lao động hoặc không đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lao động, trong văn bản từ chối cần phải kèm theo lý do bị từ chối. Quy trình này cần phải đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong hồ sơ, giáo viên nước ngoài sẽ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian xử lý sẽ được tính từ thời điểm giáo viên nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về giấy tờ, thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả. Kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy phép lao động được cấp cho giáo viên nước ngoài.
2. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài:
Để có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài tại Việt Nam, người lao động và người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ cơ bản như sau:
– Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy phép hoạt động của các đơn vị tuyển dụng giáo viên nước ngoài;
– Đơn đăng ký nhu cầu sử dụng lao động là giáo viên nước ngoài;
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy khám sức khỏe được cấp bởi các cơ sở ý tế, các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, tuy nhiên cần phải lưu ý, đó phải là giấy khám sức khỏe mới được cấp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, đó có thể là giấy khám sức khỏe nước ngoài đã thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hoặc giấy khám sức khỏe Việt Nam;
– Bản gốc lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. Đó có thể là lý lịch tư pháp nước ngoài do cơ quan và do chính quyền nước sở tại cấp đã thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc lý lịch tư pháp Việt Nam;
– Văn bản chứng minh là giáo viên, đó có thể là giấy xác nhận có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng và cấp tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo sử dụng giáo viên nước ngoài, giấy chứng nhận kinh nghiệm giảng dạy tại nước ngoài được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
– Bản sao công chứng hộ chiếu, tuy nhiên cần phải lưu ý, cần phải công chứng nguyên quyển;
– Hai ảnh màu với kích thước 4cm x 6cm.
3. Điều kiện xin giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có quy định văn bản, giấy tờ chứng minh giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ bao gồm: văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đáp ứng đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, trình độ chuẩn theo luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
– Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp với cơ sở giảng dạy;
– Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 05 trở lên theo khung ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ phù hợp với cơ sở giảng dạy.
Như vậy có thể nói, để có thể được cấp giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài, trong đó có giáo viên nước ngoài giảng dạy bộ môn ngoại ngữ thì cần phải đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.