Điều dưỡng viên là ngành nghề hoạt động có điều kiện, cần chứng chỉ hành nghề. Do đó trong quá trình hoạt động, Điều dưỡng viên phải chứng minh được cơ sở, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền cấp để hoạt động nghề nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề:
Để thực hiện hoạt động xin cấp lại chứng chỉ, Điều dưỡng viên phải nộp hồ sơ theo quy định. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, giải quyết theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
Nghị định 109 trình bày thành phần hồ sơ của từng trường hợp yêu cầu cấp lại chứng chỉ hành nghề khác nhau. Trong đó, có thể căn cứ vào trường hợp bị mất, bị hư hỏng hay thu hồi chứng chỉ hành nghề theo từng quy định.
1.1. Trường hợp 1:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.”
Phân tích quy định pháp luật:
Đây là các trường hợp khách quan, và Điều dưỡng viên muốn tiếp tục hoạt động nghề nghiệp cần đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề để sử dụng. Mẫu đơn 08 được sử dụng đối với một trong các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định.
1.2. Trường hợp 2:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam hoặc theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định này đối với người Việt Nam; các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”
Phân tích quy định pháp luật:
Việc thu hồi chứng chỉ hành nghề của các cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo khoản 2 Điều 8. Trong đó, Điều dưỡng viên được quyền đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoạt động nghề nghiệp. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này quy định nhiều hơn, khác với trường hợp 1 được trình bày bên trên.
Trước tiên là mẫu đơn phải được sử dụng theo mẫu 09 hoặc 10 tùy thuộc vào chủ thể là người Việt nam hay người nước ngoài. Các giấy tờ liên quan cũng như giấy chứng nhận của các cơ sở có thẩm quyền liên quan. Qua đó đảm bảo trình độ, tiêu chuẩn cũng như các năng lực chuyên môn của người Điều dưỡng viên.
2. Thuật ngữ tiếng Anh?
Thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề tiếng Anh là Procedures for re-issuance of practice certificates.
Điều dưỡng viên tiếng Anh là Nurses.
3. Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề:
Điều dưỡng viên phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề cho các cơ quan có thẩm quyền.
3.1. Trường hợp 1:
Căn cứ theo các quy định trình bày tại khoản 1 Điều 9, việc nộp hồ sơ cũng xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Đây là trường hợp Điều dưỡng viên làm việc ổn định tại cơ sở y tế trong thời gian đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề. Yêu cầu nộp hồ sơ được trình bày như sau:
“Điều 9. Nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
1. Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế;
b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế.”
Phân tích quy định pháp luật:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là Bộ y tế (đối với các trường hợp tại điểm a khoản 1). Hoặc khi Điều dưỡng viên đang làm việc cố định, ổn định tại cơ sở y tế thuộc địa bàn tỉnh nào thì Sở y tế tỉnh đó có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
Điều dưỡng viên phải quan tâm và xác định đúng chủ thể, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Đây là căn cứ để hồ sơ được giải quyết, và được cấp lại chứng chỉ hành nghề theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
3.2. Trường hợp Điều dưỡng viên thay đổi nơi làm việc:
Trong thời điểm đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề, Điều dưỡng viên này thay đổi nơi làm việc. Do đó không thể thực hiện các thủ tục tại Sở y tế nơi làm việc cũ của họ. Việc xác định cơ sở y tế, nơi làm việc, địa bàn làm việc của Điều dưỡng viên là căn cứ xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
“Điều 9. Nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
2. Trường hợp người hành nghề đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề nhưng tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, người hành nghề thay đổi nơi làm việc thì nộp hồ sơ như sau:
a) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nộp hồ sơ về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đặt trụ sở;
b) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nộp hồ sơ về Bộ Y tế.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tại nơi làm việc mới, Điều dưỡng viên xác định và nộp hồ sơ tại trụ sở của Sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ngoài ra, đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền của Bộ y tế nếu có làm việc ở các địa bàn khác nhau do phân công công việc thì vẫn nộp hồ sơ về Bộ y tế.
3.3. Trường hợp 3:
“Điều 9. Nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
3. Trường hợp người hành nghề không làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thì nộp hồ sơ về Sở Y tế, nơi đăng ký thường trú để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.”
Phân tích quy định pháp luật:
Khi Điều dưỡng viên không làm việc tại cơ sở hành nghề nào, họ không xác định được địa bàn làm việc. Tuy nhiên về điều kiện năng lực, trình độ chuyên môn của họ đảm bảo. Cũng như những người này có nhu cầu đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề để phục vụ cho nhu cầu tương lai. Do đó căn cứ vào nơi đăng ký thường trú, Điều dưỡng viên sẽ xác định được trụ sở của Sở y tế nơi nộp hồ sơ.
4. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề:
Thủ tục cấp lại chứng chỉ được xác định theo từng bước. Trong đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và cá nhân liên quan cần tuân thủ, thực hiện các nghĩa vụ, công việc của mình.
Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;
Thành phần hồ sơ được xác định tùy thuộc từng trường hợp được phân tích bên trên.
Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Qua đó xác định việc tiếp nhận đúng thẩm quyền, giải quyết các công việc chuyên môn trong quyền hạn, nghĩa vụ tương ứng.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế thực hiện các công việc liên quan để cấp lại Chứng chỉ hành nghề cho điều dưỡng viên. Do đó cần phải sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định. Công việc này nhằm xác định điều kiện, tiêu chuẩn cũng như tiêu chuẩn được cấp lại chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng viên đó.
Cụ thể:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đề nghị sẽ được giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề cho đối tượng. Cùng với đó là thực hiện chuyên môn trong việc tiến hành trình tự cấp lại chứng chỉ hành nghề.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề. Giúp người có nhu cầu xác định vấn đề, điều chỉnh hay bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, quy định pháp luật.
Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi. Qua đó thể hiện rõ các thông tin về vấn đề được đưa ra. Cũng như nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại để các nhu cầu, đề nghị được giải quyết nhanh chóng. Sau khoảng thời gian giải quyết chuyên môn, các chứng chỉ hành nghề cấp lại sẽ được hoàn thiện.
Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị theo lịch hẹn.
Căn cứ pháp lý:
–
–