Điều dưỡng viên là gì? Vai trò, chức năng và nhiệm vụ?

Điều dưỡng viên là gì? Vai trò của Điều dưỡng viên? Chức năng của Điều dưỡng viên? Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên?

Điều dưỡng viên là một công việc đảm nhận trong ngành y tế. Ở đó, các công việc được thực hiện với ý nghĩa trực tiếp đối với hoạt động hỗ trợ bệnh nhân. Mang đến dịch vụ và chất lượng cung cấp đối với hoạt động y tế nói chung. Điều dưỡng viên với quy trình học tập, nghiên cứu và thi cử để có được chức danh nghề nghiệp. Trong đó đảm bảo về yếu tố chuyên môn để thực hiện công việc được giao. Các nhiệm vụ, chức năng hay vai trò đều gắn với đối tượng cụ thể là bệnh nhân. Bên cạnh các nghiệp vụ mang tính nghề nghiệp.

1. Điều dưỡng viên là gì?

Điều dưỡng viên Việt Nam là người hoạt động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đây là một công việc có tính chất đào tạo cụ thể. Cũng như mang đến các tiêu chuẩn hoạt động trong ngành y tế. Bên cạnh năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng là các yếu tố cần có ở người điều dưỡng. Trong đó, mang đến các vai trò hướng đến điều trị trong hoạt động y tế.

Có nhiệm vụ trong việc kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Với thời gian được xác định từ khi nhập viện cho đến khi hồi phục xuất viện. Các công việc được xác định cụ thể bên cạnh hoạt động của các bác sĩ chính. Đảm bảo cho quá trình thăm khám, điều trị của bệnh nhân diễn ra hiệu quả. Công việc này như một dịch vụ được cung cấp.

Điều dưỡng viên đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương bệnh. Hướng đến các khả năng thực hiện công việc trong tính chất của chăm sóc sức khỏe đối với ngành y tế. Xoa dịu các cơn đau qua chẩn đoán và điều trị.

Điều dưỡng viên tiếng Anh là Nurse.

2. Vai trò của Điều dưỡng viên:

- Trực tiếp chăm sóc sức khỏe người bệnh:

Sử dụng quy trình điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh. Quy trình với các tiêu chuẩn được đặt ra đối với ngành y tế và khả năng của bệnh viện. Người điều dưỡng phải đảm bảo cung cấp hiệu quả các hoạt động trong tính chất chăm sóc người bệnh. Lên kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra. Với lộ trình cũng như diễn biến thực tế của tình trạng bệnh. Quan tâm thăm hỏi, động viên người bệnh giúp họ yên tâm điều trị, chữa bệnh.

- Vai trò quản lý:

Sử dụng khả năng giao tiếp, suy nghĩ lý luận và kiến thức của mình. Nhằm thực hiện đồng thời hoạt động quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, người bệnh trong giai đoạn cấp cứu, người bệnh trong cộng đồng. Tức là mang đến hiệu quả trong phân bổ thời gian và công việc đảm nhận cụ thể. Thực hiện một cách khéo léo và đạt hiệu quả cao.

- Vai trò giáo dục.

Sử dụng các kiến thức đã được học dạy và truyền kinh nghiệm cho đội ngũ điều dưỡng viên tương lai. Đảm bảo mang đến các kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế hữu ích. Kế thừa, truyền bá các kiến thức, kỹ năng và đạo đức ngành y. Bên cạnh tính chất công việc đơn thuần, còn phải đảm bảo với đạo đức trong ngành.

Ngoài ra còn tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho mọi người. Mang đến các ý nghĩa cung cấp hiệu quả cho người có nhu cầu. Họ tin tưởng vào đội ngũ ngành y, những người có kinh nghiệm và năng lực. Vì thế mà phải đảm bảo giáo dục cũng như phổ biến các giá trị cần thiết.

- Nhà nghiên cứu:

Thực hiện và đóng góp các công trình nghiên cứu ở các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Mang đến các phát triển và khai thác trong nhận thức và tư duy. Giúp nâng cao kiến thức cho ngành điều dưỡng. Cũng như sáng tạo và nghiên cứu cho các giá trị ứng dụng cao hơn trong tương lai. Ứng dụng các thành quả của công trình nghiên cứu thành công. Việc áp dụng và học hỏi các tiến bộ mang đến lợi ích rõ rệt trong ngành. Khi mà nhu cầu của người bệnh luôn được phản ánh.

3. Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên:

Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng:

Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của điều dưỡng viên. Vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để người bệnh có thể nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các cơn đau. Nâng cao thể chất tinh thần, phòng ngừa bệnh tật. Tất cả được đảm bảo với năng lực của người thực hiện. Trong đó, mang đến các quy định và công việc cần thiết tiến hành. Với các đồng bộ với nhiệm vụ cần thực hiện cho quá trình điều trị của các bệnh nhân khác nhau.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ nghiêm túc:

Điều dưỡng viên là người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh 24/24. Trong đó, với các kết quả khám và cách thức tiến hành chữa bệnh của bác sĩ cần được nghiêm túc thực hiện. Người điều dưỡng hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống, thuốc uống, vệ sinh, diễn biến bệnh. Hay một số hoạt động hằng ngày khác để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Các phối hợp cần thiết giúp mang đến các cộng hưởng cho kết quả của hoạt động chữa bệnh.

Họ cũng là người thực hiện đầy đủ các kỹ thuật chăm sóc, y lệch bác sĩ. Trong điều kiện đảm bảo với quy trình đào tạo chất lượng. Người điều dưỡng mang đến các thể hiện đối với kinh nghiệm và khả năng của mình. Tất cả đều đảm bảo cho người bệnh nhanh chóng phục hồi về mặt tâm lý, tình cảm, bệnh tật. Cũng như mang đến chất lượng, năng lực phản ánh của người đó qua thời gian. Việc phục vụ và điều trị cho bệnh nhân nằm trong quy trình chuẩn hóa cần thực hiện.

Lắng nghe, tiếp nhận tình trạng bệnh nhân:

Thể hiện với kỹ năng giao tiếp, tiếp cận để khai thác và nắm bắt thông tin. Nhận định được tình trạng bệnh nhân, mong muốn của bệnh nhân. Các thu thập thông tin có hiệu quả đối với hoạt động xây dựng lộ trình xử lý bệnh. Đồng thời mang đến các dịch vụ và sự lắng nghe tốt nhất dành cho bệnh nhân.

Đồng thời, điều dưỡng trực tiếp giải thích cho bệnh nhân hiểu về căn bệnh của mình. Tìm ra chọn ra các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Trong đó thói quen, sở thích, tình trạng bệnh,... mang đến thông tin trong đánh giá hiệu quả. Việc cung cấp dịch vụ cũng mang đến chất lượng tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp được thực hiện.

Hướng dẫn làm các thủ tục hành chính:

Đảm bảo hướng dẫn sao cho đúng, nhanh chóng. Mang đến tính chất và yêu cầu kịp thời khi tiến hành các hoạt động khám chữa bệnh. Sau khi nhận y lệnh từ bác sĩ, trưởng điều dưỡng về điều trị, kế hoạch điều trị, sẽ trực tiếp đi thăm người bệnh và thực hiện các y lệnh. Trong đó, các y lệnh được cấp trên đưa ra cần được triển khai thực hiện hiệu quả. Với thể hiện trong kinh nghiệm và là cơ sở để đánh giá năng lực tiến bộ.

Quản lý các bệnh nhân đang điều trị bệnh:

Với vai trò quản lý, điều dưỡng viên sẽ sử dụng những khả năng giao tiếp, suy nghĩ, kiến thức của mình để có thể quản lý các bệnh nhân trong giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân mãn tính,… một cách tinh tế, hiệu quả. Tính chất khéo léo và linh hoạt là vô cùng cần thiết. Bởi nhu cầu của bệnh nhân có được đáp ứng kịp thời và hiệu quả hay không. Cũng như có nhiều bệnh nhân với tính chất, mức độ bệnh khác nhau. Người điều dưỡng phải có các tổ chức, sắp xếp và thực hiện hiệu quả các công việc trong chuyên môn của mình.

4. Chức năng của Điều dưỡng viên:

- Chức năng độc lập:

Tiếp đón bệnh nhân, hướng dẫn họ làm thủ tục hành chính. Mang đến các dịch vụ cần thiết để người có nhu cầu được tiếp xúc với quy trình khám chữa bệnh. Giải thích nội quy khoa phòng và sử dụng trang thiết bị trong buồng bệnh. Cung cấp các thông tin cần thiết trong hoạt động sử dụng cơ bản. Đặc biệt là các thiết bị có liên quan trực tiếp đến chức năng trong y tế. Với các nhu cầu cũng như yếu tố được tự sử dụng của bệnh nhân.

Nhận định bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng. Mang đến các thông tin và đánh giá cơ bản đối với thông tin của bệnh nhân tương ứng. Giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả. Xác định các công việc cần thực hiện đối với hoạt động chữa bệnh.

Theo dõi và đánh giá bệnh nhận trong quá trình chăm sóc. Đối với tính chất cải thiện đối với tình trạng bệnh. Hoặc các diễn biến thực tế khác. Nhằm báo cáo với các bác sĩ trong thay đổi tiến trình điều trị. Cũng như đảm bảo cho bệnh nhân được đáp ứng đúng trong hoạt động khám chữa bệnh.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mỗi bệnh nhân. Với các kế hoạch chi tiết cụ thể là khác nhau. Bởi tính chất của mức độ, tình trạng bệnh là khác nhau. Các kế hoạch đó phải đảm bảo với hiệu quả mong muốn trên tinh thần của lộ trình xây dựng. Căn cứ trên năng lực của điều dưỡng cộng với cơ sở từ tình trạng bệnh thực tế.

Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu khi chưa có bác sĩ. Đảm bảo cho các tình trạng ở mức kiểm soát tốt. Với những nghiệp vụ chuẩn và đảm bảo. Cùng các chuẩn đoán kịp thời, tiến hành hiệu quả. Mang đến tình trạng bệnh ổn định trước khi bác sĩ có mặt.

Giúp bệnh nhân các công việc vệ sinh thân thể, ăn uống, tập luyện vận động phục hồi chức năng,...

- Chức năng phối hợp:

Phối hợp với một số kỹ thuật viên khác làm công việc chụp Xquang, xét nghiệm, phục hồi chức năng,... Thực hiện một số kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Phản ánh các diễn biến của bệnh nhân cho bác sĩ để phối hợp xử trí kịp thời khi người bệnh chuyển bệnh nặng. Các xử lý cần chính xác, dứt khoát. Các kỹ năng cần tiến hành trong hô hấp nhân tạo, thở oxi, ép tim, cầm máu, băng bó,... Khi đó, họ cần được thực hành cũng như luyện tập thường xuyên.

- Chức năng phụ thuộc:

Cho bệnh nhân dùng thuốc và một số công việc khác theo y lệnh của bác sĩ. Phụ giúp bác sĩ thực hiện một số thủ thuật điều trị. Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Mang đến các công việc theo chỉ định. Đảm bảo cho hoạt động công việc được kết hợp giữa các chức danh khác nhau. Từ đó mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cung cấp đến người bệnh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )