Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam các cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về đầu tư khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong xu thế hội nhập để cùng phát triển, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không chỉ củng cố và tăng cường nguồn lực kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển trong nước mà còn mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam luôn được Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách khuyến khích việc đầu tư do nó không chỉ giúp mở rộng thị trường mua bán hàng hóa, tăng cường việc xuất khẩu hàng hóa mà còn giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với những dây chuyền công nghệ, và các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đầu tư là cần thiết và hiệu quả, trong cơ chế quản lý của mình, Nhà nước Việt Nam yêu cầu những chủ đầu tư, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện và cần thực hiện các thủ tục cần thiết khi muốn đầu tư ra nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, đội ngũ chuyên gia và luật sư Dương gia sẽ đề cập đến thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, việc đầu tư ra nước ngoài trong đó có quy định về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định ở nhiều văn bản mà cụ thể là Luật đầu tư năm 2014, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan và Nghị định 83/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Thứ nhất, về đầu tư nước ngoài và hình thức đầu tư ra nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Khoản 1 Điều 3
Nhà đầu tư khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 51, 52 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc: tuân thủ quy định của Luật đầu tư năm 2014, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (hay còn gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đồng thời, nhà đầu tư chỉ được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua một trong các hình thức:
– Thực hiện
– Mua lại, nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) và tham gia quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
– Nhà đầu tư thực hiện việc thành lập tổ chức kinh tế (thành lập công ty, doanh nghiệp) tại nước mà họ đến tham gia đầu tư (nước tiếp nhận đầu tư) theo quy định của pháp luật nước này.
– Nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài hoặc mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá đối với các sàn chứng khoán ở nước ngoài.
– Các hình thức đầu tư khác mà pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư (nơi mà chủ đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư) cho phép thực hiện.
Thứ hai, về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 được xác định là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho nhà đầu tư khi họ đã hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định.
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 58 Luật đầu tư năm 2014. Cụ thể, điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật đầu tư năm 2014, theo đó, việc đầu tư ra nước ngoài phải nhằm mục đích khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu các loại hàng hóa, ngoại tệ ra nước ngoài, tạo cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại của các nước khác, nâng cao nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài vừa phải phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam vừa phải phù hợp với quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (nước tiếp nhận đầu tư) và các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đầu tư ra nước ngoài.
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của
– Chủ đầu tư phải cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc phải được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. Trong đó, đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thì thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Còn đối với nhà đầu tư là không phải là doanh nghiệp nhà nước thì thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và văn bản pháp luật có liên quan.
– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận về việc đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài.
Thứ ba, về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Căn cứ vào tính chất của từng dự án đầu tư có thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hay không mà thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cũng có sự khác nhau. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật đầu tư năm 2014 thì:
- Trường hợp 1: Đối với những dự án đầu tư thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật đầu tư năm 2014, các dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài gồm:
– Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội, gồm: các dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và các dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
– Các dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật đầu tư năm 2014, đó là các dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, báo chí, viễn thông, truyền hình, chứng khoán, bảo hiểm mà số vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên, và các dự án khác (không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội) nhưng có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
Đối với những dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài nêu trên, thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
Trong đó, đối với những dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ thì việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật đầu tư năm 2014, Điều 9, 10, Điều 14 Nghị định 83/2015/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ mà chủ đầu tư cần chuẩn bị gồm:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Nếu chủ đầu tư là cá nhân thì trong hồ sơ phải có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức thì phải có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý. Trong đó, tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư bao gồm một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Quyết định thành lập.
– Văn bản đề xuất dự án đầu tư. Trong văn bản đề xuất dự án đầu tư sẽ gồm các nội dung như mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án…
– Bản sao của các văn bản, tài liệu có giá trị chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, ví dụ như: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
– Văn bản cam kết tự cân đối ngoại tệ (nếu là nhà đầu tư) hoặc Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ (nếu là tổ chức tín dụng được phép cam kết ngoại tệ cho nhà đầu tư). Mà theo quy định tại Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT, mẫu văn bản này được xác định như sau: trường hợp nhà đầu tư có ngoại tệ đủ để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ theo mẫu số 5 tại Phụ lục Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT. Còn trường hợp không có ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ nộp văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo mẫu số 6 theo Phụ lục Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT.
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm nếu dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc một trong các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, nhà đầu tư sẽ nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ kết hoạch và đầu tư, đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu có giấy tờ không hợp lệ thì thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi hồ sơ đã hoàn thiện thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Khi đã nhận được quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư thì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản không chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
- Trường hợp 2: Đối với những dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Đối với những dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 59 Luật đầu tư năm 2014, Điều 14 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT gồm:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
– Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì phải mang theo bản sao chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức thì trong hồ sơ phải có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý. Trong đó, tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 14 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, bao gồm một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Quyết định thành lập.
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. Trong đó, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài được xác định trên cơ sở chủ đầu tư có phải là doanh nghiệp nhà nước hay không.
– Văn bản cam kết tự cân đối ngoại tệ (nếu là nhà đầu tư tự có đủ ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư) hoặc Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ (nếu là tổ chức tín dụng được phép cam kết ngoại tệ cho nhà đầu tư).
– Trường hợp đầu tư nước ngoài trong các dự án trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ thì trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư còn cần phải nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan như Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư năm 2014, Điều 15 Nghị định 83/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư sẽ nộp 03 bộ hồ sơ này (trong đó có một bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời đăng ký thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lê hoặc có nội dung cần làm rõ thì Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong thời gian 15 ngày kể ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ chủ đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp không đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ta nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư được biết về lý do từ chối cấp giấy.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi hoạt động đầu tư đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định và chủ đầu tư đã thực hiện các thủ tục cần thiết để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ khác nhau phụ thuộc vào dự án, hoạt động đầu tư có thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hay không.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn pháp luật về đầu tư miễn phí qua tổng đài 1900.6568
– Tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Tư vấn pháp luật về Đầu tư ra nước ngoài.
– Tư vấn về việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.