Thủ tục và cách thức giải quyết tranh chấp nhà đất. Thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai.
Đất đai và tranh chấp đất đai chưa bao giờ là vấn đề cũ đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Vốn là một quyền tài sản có giá trị lớn, các vấn đề tranh chấp cũng rất phong phú, phức tạp, nên các câu hỏi như: Gửi đơn lên đâu để giải quyết? Thủ tục giải quyết thế nào? Có phải hòa giải không? Thời gian giải quyết mất bao lâu? Cơ quan nào có thểm quyền giải quyết?…. Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 1900.6568 giải đáp nhanh nhất các thắc mắc về đất đai của các bạn trên toàn quốc. Các bạn cần nắm qua các thủ tục như sau:
Thủ tục hòa giải đất đai:
Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng:
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại
Người khởi kiện: gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án nơi có bất động sản tranh chấp, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý sẽ tiến hành hòa giải cho các bên đương sự. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
– Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ
– Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính:
Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra, Luật đất đai cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đất đai.
Câu chuyện sẽ không phức tạp nếu bạn biết cách soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại, đơn đề nghị trong các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Việc tranh chấp sẽ không mất thời gian nếu bạn biết phương thức thu thập chứng chứ, giấy tờ xác minh nguồn gốc đất, chứng mình vi phạm và nội dung tranh chấp đất đai. Để rút ngắn thời gian giải quyết, để nắm được quyền và lợi ích của mình trong vụ án tranh chấp, bạn có nghĩ đến việc tìm đến các đơn vị Luật, luật sư để họ có thể thay mặt bạn giải quyết các vấn đề tranh chấp của mình.