Mất năng lực hành vi dân sự là gì? Thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
Năng lực hành vi dân sự là khả năng xác lập quyền và nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể như giao dịch dân sự, trong một số trường hợp cá nhân bị tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do không còn năng lực hành vi dân sự để nhận thức hành vi của mình thì thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào? Đây là vấn đề chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc ngay sau đây. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Tại Điều 19
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự'”
Đầu tiên khi muốn hiểu về mất năng lực hành vi dân sự là gì chúng ta cần hiểu rõ năng lực hành vi dân sự là gì, từ đó có thể hiểu về hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi người thành niên về nguyên tắc sẽ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng trong trường hợp một số cá nhân đó nếu được ứng xử như người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm họng tới những người có quyền, lợi ích liên quan đến mình nên nhà làm luật phải ghi nhận trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự quy định cụ thể về mất năng lực hành vi dân sự tại Điều 24. hạn chế năng lực hành vi dân sự cụ thể như sau:
“Tại Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy từ điều luật trên và những quy định tại bộ luật dân sự chúng ta căn cứ vào chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bị hạn chế năng lực hành ví dân sự thường là cá nhân và đó là những người thuộc các trường hợp như nghiện ma túy hay sử dụng các loại chất kích thích làm cho con người họ không tỉnh táo thì Tòa án có thể tuyên người đó hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo quy định thì các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và chỉ trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu khi không còn căn cứ để cho rằng họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể đề nghị Tòa án bỏ quyết định công bố người đó hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự
Ở bước này thì đầu tiên người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự. Người có quyền nêu trên nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có đầy đủ nội dung theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu là có căn cứ, hợp pháp (như đã nêu ở thành phần hồ sơ).
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu (Điều 363, 365 BLTTDS)
Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:
– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Điều 366 BLTTDS)
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
– Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
– Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.
– Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.
– Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Bước 4: Quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo quy định thì đối với đơn yêu cầu tòa có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, theo đó trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Kết luận: Từ những phân tích trên chúng ta có thể biết thêm thông tin về thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào đê có thể dùng trong các trường hợp cần thiết, qua bài chúng ta có thể tóm lại rằng nếu trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện theo quy định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.