Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
1.Căn cứ áp dụng thủ tục thanh lý tài sản
Điều 109 Luật phá sản quy định về việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
"1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định."
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định truyên bố phá sản, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm ra quyết định thi hành và phân công chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phân công, chấp hành viên có văn bản yêu cầu quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nghĩa vụ thanh lý tài sản.
2. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã dùng để phân chia
Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp, Hợp tác xã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản gồm có:
Điều 64. Luật phá sản quy định về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
– Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
– Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
– Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
– Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
– Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài những tài sản trên tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, tài sản của thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
Những tài sản không được coi là tài sản của doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát: tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện, bổ sung; tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng.
3. Thứ tự phân chia tài sản
Các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; nếu giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giấ trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia giá tri tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau:
– Chi phí phá sản;
– Các khoản nợ lương; trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, các quyền lợi khác theo
– Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ và các khoản nợ chưa được thah toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trình tự và thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
– Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
– Điều khoản chuyển tiếp của Luật phá sản 2014
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài