Một số quy định về người giám định? Một số quy định về người phiên dịch? Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch?
Trong quá trình giả quyết vụ án dân sự, các chủ thể là người giám định, phiên dịch có những vai trò vô cùng quan trọng để đưa ra phán xét cuối cùng dựa trên luật pháp và sự công bằng. Chính vì thế nếu các chủ thể này không vô tư, khách quan sẽ dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình xét xử. Do vậy, pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể người giám định, phiên dịch cần phải từ chối hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng. Vậy người giám định, phiên dịch là gì và trường hợp nào người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định của pháp luật về người giám định, phiên dịch và thủ tục từ chối, thay đổi giám định, phiên dịch trong tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về người giám định:
1.1. Người giám định là gì?
Người giám định được quy định cụ thể tại Điều 79
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Như vậy, ta nhận thấy, người giám định là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Các chủ thể là người giám định phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định. Việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định do tòa án quyết định theo yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự.
Việc người giám định tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ, người giám định phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định theo quy định tại Điều 7 Luật giám định tư pháp. Không những thế, các chủ thể là người giám định còn phải vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án dân sự.
1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám định:
Theo quy định tại Điều 80 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây, cụ thể:
– Người giám định có quyền được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định.
– Người giám định có quyền được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.
– Người giám định có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan.
– Người giám định có nghĩa vụ phải
– Người giám định có nghĩa vụ phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
– Người giám định không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định.
– Người giám định được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Người giám định có nghĩa vụ phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Trong pháp luật tố tụng dân sự thì các chủ thể là người giám định có các quyền và nghĩa vụ về chuyên môn, vật chất trong việc thực hiện giám định. Việc pháp luật đưa ra các quy định để bảo đảm thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của người giám định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự trong thực tiễn cũng như có những vai trò quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong vụ án dân sự.
1.3. Các trường hợp người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi:
Theo quy định của pháp luật thì người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Người giám định khi tham gia vào quá trình tố tụng có vai trò lớn trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Nhưng, người giám định chỉ có thể phát huy được vai trò trong tố tụng nếu có trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia tố tụng một cách vô tư, khách quan. Chính bởi do vậy, trong những trường hợp có thể làm cho việc tham gia tố tụng của họ không vô tư thì họ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi.
2. Một số quy định về người phiên dịch:
2.1. Người phiên dịch là gì?
Người phiên dịch được định nghĩa là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của các cấp toà án. Không những thế, việc người phiên dịch tham gia tố tụng dân sự đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người biết được các ngôn ngữ khác có thể dịch ra tiếng Việt và ngược lại đều có thể trở thành người phiên dịch.
Đối với trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc biết được dấu hiệu của họ thì các chủ thể là người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc sẽ tham gia tố tụng phiên địch cho người câm, người điếc đó. Trong trường hợp này, các chủ thể đó vừa tham gia tố tụng với tư cách là người phiên dịch vừa tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự.
2.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
Theo Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
– Người phiên dịch cần phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Người phiên dịch cần phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa.
– Người phiên dịch có quyền đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch.
– Người phiên dịch sẽ không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch.
– Người phiên dịch sẽ được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Người phiên dịch cần phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Trong pháp luật tố tụng dân sự, như người giám định thì người phiên dịch cũng có các quyền và nghĩa vụ về lĩnh vực chuyên môn và vật chất. Nhằm mục đích để thực hiện nhanh chóng và chính xác được nhiệm vụ của mình, người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện việc dịch theo yêu cầu của toà án một cách trung thực, khách quan, đúng nghĩa. Nếu các chủ thể là người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.3. Các trường hợp người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể là người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
– Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
– Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
– Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Nhằm mục đích có thể bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn và chính xác, người phiên dịch phải được thay đổi trong những trường hợp họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch:
Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch có nội dung cụ thể như sau:
– Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa, phiên họp sẽ phải được lập thành văn bản và trong văn bản đó cần nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
– Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Nhằm mục đích để giải quyết công bằng và đúng đắn các vụ việc dân sự thì sự vô tư, khách quan của các chủ thể là người giám định, phiên dịch trong việc thực hiện quyền và nhiệm vụ là vô cùng quan trọng. Cũng như để đảm bảo tính khách quan và công minh trong quá trình giải quyết thì pháp luật Dân sự quy định những người giám định, phiên dịch phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp có thể dẫn đến sự không vô tư của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.