Lấy lời khai là một trong những thủ tục cần thiết để tìm kiếm, thu thập thêm bằng chứng, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự trong tố tụng hình sự. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục triệu tập lấy lời khai đối với người đại diện của pháp nhân.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục, triệu tập lấy lời khai người đại diện của pháp nhân:
Trình tự và thủ tục triệu tập lấy lời khai người đại diện của pháp nhân sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Triệu tập người đại diện của pháp nhân để lấy lời khai. Việc triệu tập người đại diện của pháp nhân để lấy lời khai sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 185 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, trong quá trình triệu tập lấy lời khai của người đại diện pháp nhân, điều tra viên sẽ cần phải gửi giấy triệu tập. Nội dung giấy triệu tập cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung và thông tin cơ bản của người đại diện của pháp nhân, trong đó ghi rõ địa chỉ của pháp nhân, ngày/giờ/tháng/năm và địa điểm có mặt của người đại diện, mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc, cần phải gặp ai để làm việc, trách nhiệm về việc vắng mặt khi không có lý do chính đáng, không do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan … Việc giao giấy triệu tập cho người đại diện cần phải được thực hiện như sau: Giấy triệu tập cần phải được giao trực tiếp cho người đại diện của pháp nhân hoặc thông qua nơi người đại diện đó làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập cần phải được ký nhận theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiến hành hoạt động lấy lời khai. Việc lấy lời khai người đại diện của pháp nhân sẽ cần phải do điều tra viên hoặc cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ cần phải được tiến hành tại nơi điều tra hoặc tiến hành tại trụ sở của các cơ quan điều tra, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, hoặc có thể lấy lời khai tại trụ sở của pháp nhân.
Bước 3: Trước khi tiến hành hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, điều tra viên và các cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình căn cứ theo quy định tại Điều 435 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sau đó yêu cầu người khai cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như tuổi, giới tính, địa chỉ, tình trạng sức khỏe … ghi nhận đầy đủ thông tin đó vào biên bản.
Bước 4: Yêu cầu cung cấp các nội dung và thông tin liên quan đến quá trình xét hỏi. Sau đó chốt biên bản. Biên bản lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cần phải được lập căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
2. Khi lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có được ghi âm, ghi hình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 442 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Theo đó, hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ được tiến hành theo quy định như sau:
– Quá trình lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cần phải do điều tra viên hoặc các cán bộ điều tra công tác và làm việc trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể được tiến hành tại trụ sở của cơ quan điều tra, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, hoặc có thể lấy lời khai tại trụ sở của pháp nhân đó. Trước khi tiến hành thủ tục lấy lời khai, các điều tra viên và các cán bộ điều tra cần phải thông báo cho kiểm sát viên và thông báo cho người bào chữa địa điểm lấy lời khai, thời gian lấy lời khai. Trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Trước khi tiến hành hoạt động lấy lời khai lần đầu đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, các điều tra viên hoặc các cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bắt buộc phải giải thích đầy đủ cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hiểu rõ và biết rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình căn cứ theo quy định tại Điều 435 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, vấn đề này cần phải được ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tự viết lời khai của mình vào biên bản;
– Không được phép lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào thời điểm ban đêm, tức là từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau;
– Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được tiến hành tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ cần phải được ghi âm hoặc ghi hình có đầy đủ âm thanh. Quá trình lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại các địa điểm khác thì có thể sẽ được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh dựa trên yêu cầu của người đại diện phải yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ cần phải được lập căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên, việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tiến hành tại trụ sở cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì bắt buộc cần phải được ghi âm hoặc ghi hình có đầy đủ âm thanh. Bên cạnh đó, quá trình lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi được tiến hành tại các địa điểm khác thì có thể sẽ được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh dựa trên yêu cầu của người đại diện, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Quyền sử dụng kết quả ghi âm ghi hình việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong giai đoạn điều tra:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, có quy định cụ thể về vấn đề sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn điều tra và truy tố. Cụ thể như sau:
– Trong giai đoạn điều tra, thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra, cấp trưởng hoặc cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các điều tra viên hoặc các cán bộ điều tra, viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên và các kiểm tra viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc sử dụng kết quả ghi hình có đầy đủ âm thanh để phục vụ cho công tác điều tra trong trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội thay đổi lời khai so với những lời khai mà họ đã khai trước đó, sử dụng hoặc đánh giá chứng cứ để làm rõ, phân tích hành vi phạm tội của các bị can và pháp nhân thương mại cùng với các đồng phạm khác, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được vô tư khách quan và toàn diện. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành tuân thủ pháp luật của các điều tra viên, cán bộ kiểm tra, kiểm tra viên, kiểm sát viên trong quá trình hỏi cung và lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội;
– Kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được sử dụng trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ cho hoạt động giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động thẩm định vụ án hình sự trong trường hợp cần thiết;
– Những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể sao chép kết quả ghi âm/ghi hình có âm thanh tại hệ thống máy chủ đề nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra và truy tố.
Theo đó thì có thể nói, có thể kể đến những chủ thể có thẩm quyền sử dụng kết quả ghi âm/ghi hình về việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong giai đoạn điều tra bao gồm:
– Thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra;
– Cấp trưởng hoặc cấp phó của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Điều tra viên;
– Cán bộ điều tra;
– Viện trưởng viện kiểm sát hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát;
– Kiểm sát viên;
– Kiểm tra viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
THAM KHẢO THÊM: