Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng Thủ tục thực hiện các trường hợp hưởng miễn trừ đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng Thủ tục thực hiện các trường hợp hưởng miễn trừ đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm
Về thẩm quyền quyết định cho hưởng miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế thì theo quy định tại Điều 25 LCT năm 2004. Trường hợp miễn trừ đối với các hành vi thỏa thận hạn chế cạnh tranh và trường hợp hưởng miễn trừ thứ nhất của hành vi tập trung kinh tế sẽ do Bộ trưởng Bộ công thương quyết định, còn trường hợp thứ hai phải do quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những quyết định này đều phải bằng hình thức văn bản.
Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế thuộc trường hợp được hưởng miễn trừ thỏa thuận cử đai diện để làm thủ tục hưởng miễn trừ và các bên phải chịu trách nhiệm về hành vi của bên đại diện trong phạm vi được ủy quyền, văn bản ủy quyền phải bằng văn bản.
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh và Điều lệ của hiệp hội đối với trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh có sự tham gia của hiệp hội; Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan; Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ quy định tại Điều 10 của Luật này; Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh cho bên đại diện.
Hồ sơ đề nghị được hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế gồm có: đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật này; Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện.
Bên nộp hồ sơ và các bên tham gia thỏa thuận hạ chế cạnh tranh và tập trung kinh tế phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc thụ lí hồ sơ và yêu cầu bổ sung: Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu bên nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết khác liên quan đến dự định thực hiện thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế và giải trình thêm những vấn đề chưa rõ ràng. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đang được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề được yêu cầu.
Thời hạn ra quyết định: Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây: Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ hoặc không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ. Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định có thể được Bộ trưởng Bộ Thương mại gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cho hưởng miễn trừ là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là một trăm tám mươi ngày. Trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định, cơ quan quản lý cạnh tranh thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc, trước ngày hết hạn ra quyết định và nêu rõ lý do.