Trên thực tế vẫn tồn tại việc người dân sử dụng đất trái mục đích sử dụng đất và bị Nhà nước xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi đất. Vậy thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích mới nhất được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai hiện hành:
Theo Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:
Thứ nhất, người dân có đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Thứ hai, cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng dất xung quanh.
Thứ ba, người sử dụng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng đúng mục đích của đất là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân sử dụng đất. Trong trường hợp người dân có đất vi phạm về những nguyên tắc trên nói chung, vi phạm về kế hoạch và mục đích sử dụng đất nói riêng, người có đất sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị thu hồi đất.
2. Các trường hợp thu hồi đất do sử dụng đất không đúng mục đích:
Căn cứ theo quy định 11 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã đưa ra quy định về thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật. Như vậy có thể thấy, việc thu hồi đất của Nhà nước chỉ được tiến hành bởi hai lý do và trong đó không thể không nhắc đến trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì người dân có đất sử dụng đất không đúng mục đích.
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm chín trường hợp sau:
Thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Thứ hai, người sử dụng đất cố ý hủy hoạt đất.
Thứ ba, đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
Thứ tư, đất được Nhà nước giao để quản lý mà người được Nhà nước giao đất để đất bị lấn, chiếm.
Thứ năm, đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
Thứ sáu, đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
Thứ bảy, người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và đã bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.
Thứ tám, đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục. Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục. Đất trồng trừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Thứ chín, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
3. Căn cứ, thủ tục thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích mới nhất:
3.1. Căn cứ thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về căn cứ thu hồi đất khi người dân, tổ chức, hộ gia đình có đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất thì việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Như vậy, có thể thấy không phải người dân nào khi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi diện tích đất, thay vào đó, người dân có đất chỉ bị thu hồi đất trong trường hợp có vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Quy định này góp phần làm minh bạch trong hoạt động thu hồi đất của người dân trên thực tế, tránh các trường hợp cơ quan nhà nước có các cá nhân là cán bộ công chức dùng quyền lực Nhà nước một cách tùy tiện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất.
3.2. Thủ tục thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích:
Về thủ tục thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất, căn cứ Điều 66
Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp người dân có đất vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trong trường hợp vi phạm pháp luật đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất làm chứng để tính vào căn cứ quyết định thu hồi đất. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm có liên quan đến: Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hjan 24 tháng liên tục; và Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng đúng thời gian quy định.
Về thời hạn: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tr có trách nhiệm gủi biên bản cho cowquan có thẩm quyền thu hồi đất để được chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa. Cơ quan Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra xác minh thực tế khi cảm thấy hoạt động này cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất của người người.
Bước 3: Ra quyết định thông báo thu hồi đất. Khi hộ cá nhân, tổ chức có đất bị vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất biết và tiến hành đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện còn chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất.
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền tiến hành giai đoạn này thuộc về cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này chỉ đạo, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai trên hồ sơ địa chính. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người dân có đất bị thu hồi không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà nước.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13;
– Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2018;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai đã chỉ rõ trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau: