Nguyên tắc quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn? Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn? Thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn? Điều kiện thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn?
Hoạt động quảng cáo đêm lại rất nhiều lợi ích cho các cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, tuy nhiên không phải cứ muốn quảng cáo là có thể thực hiện được ngay. Theo quy định của Luật quảng cáo, khi có nhu cầu quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn thì các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phải làm thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn. Thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát hoạt động thông tin đến người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa góp phần kiểm soát tính lưu hành hợp pháp của sản phẩm kinh doanh, giúp đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, xã hội. Vậy, trình tự thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
–
–
1. Nguyên tắc quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ các quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; việc đặt quảng cáo sản phẩm không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, không được che khuất bảng chỉ dẫn công cộng; đồng thời không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ theo quy hoạch quảng cáo của địa phương và các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải được ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
Đối với quảng cáo sản phẩm trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị và chính sách xã hội thì phải tuân theo những quy định sau:
– Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của người quảng cáo phải được đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và được đặt ở phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
– Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của người quảng cáo không được vượt quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo.
– Thời hạn treo băng-rôn quảng cáo không quá 15 ngày.
2. Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn bao gồm:
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo theo mẫu, trong đó ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo sản phẩm, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân tự thực hiện quảng cáo;
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo sản phẩm theo quy định.
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức sự kiện trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện hoặc chính sách xã hội.
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in màu và phải có chữ ký của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo (hoặc chữ ký của cá nhân, tổ chức quảng cáo trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó tự thực hiện quảng cáo). Trong trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo là pháp nhân có con dấu thì phải đóng dấu của tổ chức lên ma-két sản phẩm quảng cáo.
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu bảng quảng cáo hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu băng rôn quảng cáo hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn quảng cáo.
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo.
– Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo do Sở Xây dựng cấp, đối với quảng cáo sản phẩm trên bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng trong các trường hợp sau:
+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo sản phẩm ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên;
+ Xây dựng biển hiệu quảng cáo, bảng quảng cáo sản phẩm có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên có kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
+ Bảng quảng cáo sản phẩm đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên.
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy định.
3. Thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn
Căn cứ theo quy định của
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo phải trực tiếp nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nơi đặt bảng quảng cáo, băng – rôn trước thời điểm thực hiện quảng cáo là 15 ngày. Người nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải mang theo CMND và
+ Bước 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết biên nhận trao cho người nộp và hẹn ngày trả kết quả; trường hợp hồ sơ có thiếu sót, thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ gửi đến người nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn để bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo trên bảng quảng cáo, băng – rôn. Trong trường hợp không đồng ý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo và nêu rõ lý do.
+ Bước 4: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn nhận kết quả trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì người đến nhận kết quả phải xuất trình
Công chức trả kết quả phải kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn hoặc Giấy chứng minh nhân dân, sau đó yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả và trao kết quả cho người nhận.
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn hợp lệ.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
– Lưu ý:
+ Thời gian treo băng rôn quảng cáo là 15 ngày, nếu hết hạn 15 ngày mà muốn treo băng rôn quảng cáo tiếp thì phải gia hạn.
+ Khi đáp ứng về yêu cầu về kích thước cũng như vị trí của biển quảng cáo thì cần xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với công trình quảng cáo.
4. Điều kiện thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo sản phẩm phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; việc đặt quảng cáo sản phẩm không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, không được che khuất bảng chỉ dẫn công cộng; đồng thời không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ theo quy hoạch quảng cáo của địa phương và các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
– Các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải được ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
– Thời hạn treo băng-rôn quảng cáo không quá 15 ngày.
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo.
– Không vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo, bao gồm:
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ làm tiết lộ bí mật nhà nước, gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và an toàn xã hội.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, có yếu tố xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giá hoặc, định kiến về giới, về người khuyết tật.
+ Hành vi quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
+ Hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh sản phẩm, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, thời hạn bảo hành của sản phẩm, phương thức phục vụ, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc những từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Hành vi quảng cáo sản phẩm có yếu tố tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
+ Hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo sản phẩm hoặc tiếp nhận quảng cáo sản phẩm trái ý muốn.
+ Hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.