Một số quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS? Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS? Điều kiện thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS? Thủ tục thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS? Những hành vi bị nghiêm cấm?
Như chúng ta đã biết thì HIV/AIDS là một bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng, người nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo này thường rất khó hòa nhập được với xã hôi vì tính chất của bệnh là dễ lây nhiễm. Để họ có một cuộc sống ổn định và có niềm tin để sống tích cực hơn thì rất cần tới sự giúp đỡ trên tinh thần của xã hội. Để phòng chống HIV/AIDS được tốt hơn thì các tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được thành lập. Vậy Thủ tục
Cơ sở pháp lý:
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11
Thông tư Số: 06/2012/TT-BYT quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS
Luật sư
1. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS
1.1. Khái niệm HIV/AIDS là gì?
Căn cứ quy định tại điều 2 luật Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 quy định:
– HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh
– AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
1.2. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS
Căn cư theo quy định tại Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội: Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định các nguyên tắc đó là:
– Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
– Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
– Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
– Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS
Để việc phòng chống HIV/AIDS được tốt hơn thì nhà nước có các chính sách để phòng, chống HIV/AIDS tại Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội: Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Như sau:
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS và phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.
– Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước và thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.
– Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan và các đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
– Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng và chống HIV/AIDS.
– Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.
– Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS và Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. đối với Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Điều kiện thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
Tại Điều 3. Điều kiện thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS quy định :
1. Điều kiện về nhân sự:
a) Có ít nhất một nhân viên chuyên trách. Trường hợp tổ chức tư vấn có sử dụng người làm kiêm nghiệm thì phải đăng ký giờ làm cụ thể;
b) Người trực tiếp thực hiện tư vấn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế hoặc xã hội trở lên;
– Có kỹ năng tư vấn về kiến thức về HIV/AIDS.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Phòng đón tiếp:
– Có diện tích tối thiểu là 10m2;
– Có bảng niêm yết phạm vi tư vấn;
b) Phòng tư vấn: Có diện tích tối thiểu là 7m2, bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng;
c) Có sổ sách ghi chép họ tên hoặc mã số của người được tư vấn, tóm tắt nội dung tư vấn;
d) Có các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
3. Các tổ chức chỉ thực hiện việc tư vấn qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải thực hiện các quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này nhưng phải có đầy đủ các phương tiện thông tin, viễn thông phục vụ việc tư vấn theo đăng ký.
Căn cứ như trên thì để thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần có các điều kiện theo quy định của pháp luật về Điều kiện về nhân sự, Điều kiện về cơ sở vật chất và Các tổ chức chỉ thực hiện việc tư vấn qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải thực hiện các quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này nhưng phải có đầy đủ các phương tiện thông tin, viễn thông phục vụ việc tư vấn theo đăng ký. Các bệnh nhân HIV/AIDS là những trường hợp đặc biệt vì tính chất bệnh của họ dễ lây lan nên việc thành lập đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cũng cần có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc tư vấn.
4. Thủ tục thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
– Đối với Thủ tục thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được quy định Tại Điều 4. Thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS Thông tư Số: 06/2012/TT-BYT quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS quy định:
– Nơi tổ chức tư vấn đặt trụ sở chính và Hồ sơ thông báo hoạt động của tổ chức tư vấn gồm có:
+ Văn bản thông báo thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Dự thảo Quy chế (nội quy chi tiết) hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS với các nội dung cơ bản bao gồm: các Mục tiêu, tên gọi, địa điểm và phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS và Mối quan hệ giữa tổ chức tư vấn với Sở Y tế tỉnh, Mối quan hệ giữa tổ chức tư vấn với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh hoặc cơ sở đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS, Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên tư vấn và những người khác làm việc tại tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS, Trách nhiệm, quyền lợi của người được tư vấn và các Mức phí tư vấn (nếu có).
– Danh sách cán bộ và trình độ chuyên môn kèm theo bản sao có chứng thực bằng cấp về trình độ chuyên môn của nhân viên tư vấn và Bản kê khai phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ hoạt động tư vấn (chỉ áp dụng đối với tổ chức tư vấn qua các phương tiện công nghệ thông tin viễn thông).
5. Những hành vi bị nghiêm cấm
– Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng thì pháp luật đã đề ra các quy định để phòng chống HIV/AIDS và quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm đó là, Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác ,Đe dọa truyền HIV cho người khác và Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
– Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV và Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, theo quy định của pháp luật
– Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV, Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định của pháp luật đề raTruyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác và Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
– Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS, Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật và Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó dựa trên các đặc tính của bệnh HIV được tìm thấy trong các chất dịch cơ thể tiết ra như là máu, các tinh dịch, chất nhờn của âm hộ và sữa mẹ. Sự lây nhiễm HIV chỉ có thể xảy ra khi một hoặc nhiều chất dịch tiết này từ một người nhiễm siêu vi HIV xâm nhập được vào đường máu của một người khác và gây nguy hiểm cho xã hội, cũng dựa theo đó mà các pháp luật đã quy định các điều cấm để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng cụ thể ở nội dung nêu trên đây.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về Thủ tục thông báo hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy dịnh của pháp luật hiện hành.