Quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định? Quy định pháp luật về thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định?
Bên cạnh các hình phạt chính thì
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019
1. Quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.”
“Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”
Như vậy, có thể thấy cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt của Bộ luật Hình sự. Hình phạt này được áp dụng khi xét thấy nếu các cá nhân có hành vi phạm tội nếu tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Hiện nay, hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định là hình phạt cho một số tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129); Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 130); Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149); Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); …..
Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của
2. Quy định pháp luật về thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Tại Điều 129 Luật Thi hành án hình sự quy định về thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định với nội dung như sau:
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người đó đang chấp hành án phạt tù phải
Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có đơn vị quân đội người đó làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản trên, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc.
Hồ sơ thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định bao gồm: Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù; Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và các tài liệu khác có liên quan.
Thời hạn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong trường hợp người có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định phải chấp hành hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo bắt đầu từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Khi đó, Tòa án ra quyết định thi hành án phải gửi bản án, quyết định thi hành án cho Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc. Sau khi nhận được quyết định thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án của Tòa án. Trong thời gian chấp hành án, nếu phát hiện người chấp hành án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc bị cấm thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để buộc người đó nghiêm chỉnh chấp hành bản án.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận có trụ sở.
Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung, việc thi hành hình phạt này có sự kết hợp giữa giám thị trại giam, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp,… để quản lý người phải chấp hành hình phạt. Sau khi chấp hành xong hình phạt bổ sung này, thì người chấp hành hình phạt được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.