Trình tự, thủ tục, hồ sơ thay đổi chủ tịch công đoàn công ty? Giám đốc có quyền được thay đổi chủ tịch công đoàn? Thủ tục miễn nhiệm chủ tịch công đoàn trường?
Chủ tịch công đoàn là người đứng đầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, xây dựng mối quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn cơ sở với cấp ủy Đảng, người sử dụng lao động và đại diện các tổ chức quần chúng khác trong cơ quan, doanh nghiệp. Chủ tịch công đoàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ giữa công đoàn cơ sở – tổ chức quần chúng rộng lớn của người lao động với người sử dụng lao động và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội khác trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm tăng cường hiểu biết, phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Những vấn đề chung về tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở
- 2 2. Quy định của pháp luật về Chủ tịch Công đoàn cơ sở
- 3 3. Tư vấn trường hợp cụ thể
- 4 2. Giám đốc có quyền được thay đổi chủ tịch công đoàn
- 5 3. Xử lý chủ tịch công đoàn có hành vi tham nhũng
- 6 4. Thủ tục miễn nhiệm chủ tịch công đoàn trường
- 7 5. Chủ tịch công đoàn có được kiêm thêm thủ quỹ nhà trường không?
- 8 6. Trường hợp xin thôi chức chủ tịch công đoàn cơ sở
1. Những vấn đề chung về tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở
1.1.1. Định nghĩa về công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây: Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương). Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (sau đây gọi chung là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở). Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn (sau đây gọi chung là Công đoàn cơ sở).
Luật sư
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức công đoàn
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động, quy trình, thủ tục bầu cử các chức danh trong công đoàn cơ sở, hình thức biểu quyết thông qua, thể thức phiếu bầu như thế nào hợp lệ,… là các thủ tục cần thiết mà bất kỳ cán bộ công đoàn và công ty nào cũng cần phải biết.
Công đoàn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Ba nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn là: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ; Tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở với chủ doanh nghiệp, đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện cho tập thể người lao động trong đơn vị là Ban chấp hành công đoàn. Quan hệ này là mối quan hệ cơ bản, quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công nhân lao động, của tổ chức công đoàn và cả người sử dụng lao động ở doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn cơ sở với người lao động, đây là mối quan hệ giữa tập thể người lao động với người đứng đầu tổ chức đại diện cho họ. Trong mối quan hệ này, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần thường xuyên coi trọng việc liên hệ mật thiết với công nhân lao động, tôn trọng và lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, để có chương trình kế hoạch hoạt động sát với thực tế, nhằm tập hợp được trí tuệ, giải quyết và đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động ở cơ sở, từ đó mới vận động, tập hợp được đông đảo công nhân lao động và đoàn viên công đoàn tự giác tham gia hoạt động công đoàn, làm cho tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh.
2. Quy định của pháp luật về Chủ tịch Công đoàn cơ sở
2.1. Định nghĩa
Điều 12 Quyết định 174/2020/QĐ – TLĐ về việc ban hành điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) quy định như sau:
“Điều 12. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp là cơ quan thường trực của ban chấp hành, do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra; số lượng không quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ban chấp hành, gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.
2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chuẩn bị nội dung các hội nghị Ban Chấp hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn được ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình, kết luận… để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, các nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc tại Cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; đại diện cho đoàn viên, người lao động kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn.
3. Ban thường vụ công đoàn các cấp chuẩn bị nội dung các hội nghị ban chấp hành. Ban thường vụ công đoàn các cấp được ban hành các kết luận, thông báo, quyết định và văn bản khác để chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của ban chấp hành; điều hành các hoạt động giữa hai kỳ họp ban chấp hành,
4. Thường trực Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) công đoàn các cấp gồm chủ tịch và các phó chủ tịch, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành; giải quyết công việc thường xuyên của công đoàn cùng cấp; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các hội nghị Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Chủ tịch là người đứng đầu ban chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Tổng Liên đoàn), ban thường vụ, ban chấp hành, là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
5. Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
6. Bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Khi khuyết Thường trực Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch; khuyết ủy viên Đoàn Chủ tịch thì bầu bổ sung trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
b. Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban thường vụ; khuyết ủy viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban chấp hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần thiết, do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
c. Nơi không có ban thường vụ, khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch, bầu bổ sung trong số các ủy viên ban chấp hành.
7. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và ban thường vụ công đoàn các cấp họp định kỳ 2 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần“.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 12 Quyết định 174/2020/QĐ – TLĐ về việc ban hành điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) thì Chủ tịch là người đứng đầu ban chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Tổng Liên đoàn), ban thường vụ, ban chấp hành, là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
2.2. Hình thức bầu cử và công nhận kết quả bầu Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở
Khoản 8.4 Điều 8 Hướng dẫn 03/2020/HD – TLĐ Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam
“8.4. Các hình thức bầu cử của công đoàn
- Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín trong các trường hợp sau:
– Bầu cử ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận):
+ Bầu ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp; bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu ủy viên ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.
– Bầu cử ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp bao gồm:
+ Bầu ủy ban kiểm tra, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra, chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.
+ Bầu chức danh phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
– Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn tại tổ công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác.
– Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên, bao gồm đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết.
– Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử theo quy định của cấp có thẩm quyền“.
Như vậy theo quy định trên, việc bầu chức danh Chủ tịch của Ban chấp hành công đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Chủ tịch công đoàn công ty em vừa nghỉ việc, bên em muốn thay chủ tịch công đoàn mới. Công ty em có cần thông báo với liên đoàn lao động quận (liên đoàn cấp trên) không ạ? và thủ tục gồm những gì. Vui lòng gửi giúp em mẫu biểu nếu phải thông báo ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
3.1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định 174/2020/QĐ – TLĐ về việc ban hành điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII);
- Hướng dẫn 03/2020/HD – TLĐ Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Hướng dẫn 03/2020/HD – TLD về việc thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam
3.2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Khoản 10.6 Điều 10 Hướng dẫn 03/2020/HD – TLD về việc thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam về việc công nhận kết quả bầu cử thì chậm nhất mười (10) ngày làm việc sau khi tiến hành bầu cử, ban thường vụ, hoặc ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) phải báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp để xem xét, công nhận ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành.
Như vậy, Công ty bạn phải thông báo với liên đoàn lao động quận (liên đoàn cấp trên) về việc công nhận kết quả bầu cử Chủ tịch công đoàn.
Về trình tự thủ tục thì theo quy định tại Hướng dẫn 03/2020/HD – TLD về việc thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam thì Công ty bạn cần chuẩn bị các văn bản sau để báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp để công nhận kết quả bầu cử:
– Tờ trình đề nghị công nhận ban chấp hành;
– Danh sách trích ngang nhân sự đề nghị công nhận theo mẫu quy định;
– Nghị quyết đại hội; nghị quyết hội nghị ban chấp hành.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định công nhận. Trong thời gian này ban chấp hành, ban thường vụ khóa mới có trách nhiệm điều hành các công việc thường xuyên của công đoàn và nhận bàn giao từ ban chấp hành, ban thường vụ khóa cũ. Đối với đồng chí được đại hội, hội nghị bầu trúng cử chủ tịch hoặc phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra có quyền ký văn bản điều hành và đóng dấu theo thẩm quyền ngay sau khi công bố trúng cử.
Khi không đủ điều kiện công nhận một hoặc một số chức danh thì công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện lại quy trình, thủ tục bầu cử. Trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên có quyền chỉ định ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới để đảm bảo hoạt động bình thường của tổ chức công đoàn đó.
Trường hợp đã công nhận một hoặc một số chức danh, nhưng phát hiện không đảm bảo tiêu chuẩn quy định thì công đoàn cấp trên có quyền hủy quyết định công nhận; nếu thấy cần thiết có thể chỉ định đối với một hoặc một số chức danh đó.
2. Giám đốc có quyền được thay đổi chủ tịch công đoàn
Tóm tắt câu hỏi:
Đại hội công đoàn được tổ chức vào tháng 6/2020 và đã bầu BCH công đoàn trong đó là chủ tịch, phó chủ tịch. Đến tháng 9/2020 cơ quan có sự thay đổi giám đốc mới, đến nay BCH công đoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng giám đốc thay đổi vị trí nhân sự toàn cơ quan và yêu cầu thay đổi chủ tịch công đoàn. Vậy yêu cầu thay đổi chủ tịch công đoàn của giám đốc như vậy đúng hay sai và có thay đổi được hay không?
Luật sư tư vấn:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Theo Hướng dẫn số 03/2020/HD- TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định:
– Đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn
+ Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp là 2018 – 2023, nếu công đoàn cơ sở thành lập năm 2019, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở sẽ là 2019- 2023; tương tự, nếu thành lập năm 2020, nhiệm kỳ sẽ là 2020 – 2023; nếu thành lập cuối năm 2022 nhiệm kỳ sẽ là 2022 – 2028.
+ Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.
– Công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong các trường hợp sau:
+ Công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.
+ Công đoàn cấp trên mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, sắp đến kỳ đại hội lần thứ nhất mà công đoàn cấp dưới đã đủ nhiệm kỳ đại hội 5 năm.
+ Công đoàn cấp dưới mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức đại hội lần thứ nhất chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
+ Công đoàn cấp dưới tổ chức đại hội sau thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
Chủ tịch ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoạt động theo nhiệm kì đại hội Công đoàn cơ sở. Theo quy định của Luật công đoàn 2012 hoạt động của công đoàn dựa trên Điều lệ công đoàn nên việc thay đổi chủ tịch công đoàn sẽ được thực hiện dựa trên quy định Điều lệ công đoàn và gửi lên cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét giải quyết.
Theo thông tin bạn cung cấp thì Đại hội Công đoàn cơ sở được tổ chức vào tháng 6/2020, đến nay Ban chấp hành Công đoàn cơ sở vẫn hoạt động bình thường thì không có lý do gì để thay đổi chủ tịch công đoàn cơ sở. Vì vậy, chủ tịch công đoàn vẫn tiếp tục làm việc cho hết nhiệm kỳ của Đại hội Công đoàn, giám đốc không có quyền yêu cầu thay đổi.
3. Xử lý chủ tịch công đoàn có hành vi tham nhũng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư sự việc sau. Chủ tịch công đoàn nhà văn hóa Quận Cầu Giấy được cơ quan bầu năm 2012 sau khi hoạt động được vài tháng thì Chủ Tịch công đoàn có những biểu hiện tham ô tham nhũng, thường hay cãi nhau với đồng nghiệp không hề có chút nghiệp vụ của Chủ Tịch công đoàn khi đó tôi đã viết đơn kiến nghị tới Giám đốc cơ quan nhưng không được giải quyết và tiếp theo tôi viết đơn lên liên đoàn lao động nhưng cũng không được giải quyết theo quy đinh và Chủ tịch công đoàn đó vẫn tồn tại chức vụ đó xin hỏi luật sư cho biết trách nhiệm của những người đó như thế nào có xứng đáng làm lãnh đạo không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 38 Luật phòng chống tham nhũng 2005 có quy định:
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Theo thông tin bạn phản ánh, theo thông tin bạn phản ánh, Chủ Tịch công đoàn nhà văn hóa Cầu Giấy có những biểu hiện tham ô, tham nhũng, thường hay cãi nhau với đồng nghiệp không có nghiệp vụ của Chủ tịch công đoàn. Bạn đã gửi đơn kiến nghị tới Giám đốc Nhà văn hóa Quận Cầu Giấy và Liên đoàn lao động nhưng không được giải quyết theo quy định. Không rõ bạn có trình bày rõ về “ biểu hiện” tham ô tham nhũng, cũng như “không hề có chút nghiệp vụ của chủ tịch công đoàn” trong đơn kiến nghị hay không? Và đã có thông báo gì phản hồi lại cho bạn hay chưa?
Tại Điều 69 Luật phòng chống tham nhũng 2005có quy định:
Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Do vậy, nếu bạn có căn cứ cho rằng việc Chủ tịch công đoàn Nhà văn hóa Cầu Giấy tham ô, tham nhũng, bạn có thể tố giác hành vi của vị chủ tịch đó ra Cơ quan công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Qua quá trình điều tra xác minh, nếu vị chủ tịch này có hành vi cấu thành các tội tham nhũng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc.
4. Thủ tục miễn nhiệm chủ tịch công đoàn trường
Tóm tắt câu hỏi:
Chủ tịch công đoàn trường tôi vi phạm luật tham nhũng và bị kỷ luật cảnh cáo. Với nhiệm vụ là người cấp ủy phụ trách công đoàn thì cần phải làm gì? Nếu chỉ đạo miễn nhiệm công tác công đoàn thì các bước cần làm như thế nào? Xin trân trọng cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 39 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
“Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.”
Nếu chủ tịch công đoàn của trường bạn là đảng viên, với nhiệm vụ là người cấp ủy phụ trách công đoàn thì bạn có thể trực tiếp xem xét kỷ luật.
Điều 13 Quyết định 1445/QĐ-TLĐ quy định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của CBCC công đoàn như sau:
“Việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đối với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức công đoàn thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy định của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, số 260-QĐ/TW ngày 02/10/2009.”
Như vậy, thủ tục miễn nhiệm cán bộ công chức giữ chức vụ chủ tịch công đoàn thực hiện theo Quy định số 260-QĐ/TW.
Điều 10 Quy định số 260-QĐ/TW quy định quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác như sau:
– Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm.
– Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
– Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
– Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
– Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Khoản 2 Điều 3 Quy định số 260-QĐ/TW quy định:
“2. Cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu của từng cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. “
5. Chủ tịch công đoàn có được kiêm thêm thủ quỹ nhà trường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm công tác công đoàn và được bầu là chủ tịch công đoàn trường THCS nay do tính chất công việc, hiệu trưởng lại bổ nhiệm tôi kiêm nhiệm thêm công việc thủ quỹ của nhà trường. Vậy là chủ tịch công đoàn tôi có được kiêm thêm thủ quỹ nhà trường không? Rất mong luật sư giúp tôi giải đáp vì có nhiều ý kiến cho rằng Chủ tịch công đoàn không được kiêm quỹ nhà trường nhưng tôi không tìm thấy công văn hướng dẫn nào quy định việc kiêm nhiệm thủ quỹ thuộc những đối tượng nào?
Luật sư tư vấn:
Về vấn đề Chủ tích công đoàn kiêm nhiệm thủ quỹ, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cấm Chủ tịch công đoàn không được đồng thời là thủ quỹ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoại trừ trường hơp quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật kế toán năm 2015 quy định về đối tượng không được làm kế toán như sau:
“4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”
Như vậy, ngoại trừ kế toán là đối tượng không được kiêm nhiệm thủ quỹ thì không có quy định cấm Chủ tịch công đoàn kiêm nhiệm thủ quỹ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Căn cứ Điểm d, Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định: “Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.”
– Căn cứ Điểm d khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định như sau:
“d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;
Tổ trưởng các ngành còn lại”
Như vậy, khi giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn kiêm nhiệm thủ quỹ thì bạn được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định tại Điểm d khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV nêu trên.
6. Trường hợp xin thôi chức chủ tịch công đoàn cơ sở
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi năm này 42 tuổi là một các bộ công đoàn cơ sở, chức danh : Chủ tịch công đoàn trúng cử tại đại hội vào ngày 5/4/2017 Nhiệm kì 2017-2022. Trong thời gian tôi đảm nhận chức trách CTCĐ tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và đấu tranh đem quyền lợi ích hợp pháp về cho các Công đoàn viên của CĐCS tôi. Tham gia nhiều hoạt động phong trào của ngành và địa phương đề ra….
Nay vì lí do sức khỏe không tốt, bản thân tôi lại bị huyết áp cao, do thận yếu, vừa qua tôi đã đi điều trị ở bệnh viện quân y 175 thành phố HCM, các bác sĩ bảo thận phải tôi bị teo nhỏ mất chúc năng nên đã tiến hành cắt bỏ. Hiên tại cơ thể tôi chỉ còn lại 1 quả thận nên sức khỏe rất yếu và huyết áp tôi cũng vẫn rất là cao 180/100mg. Tôi phải thường xuyên lên viện khám theo dõi và lấy thuốc hạ huyết áo uống hàng ngày. Các bác sỹ bảo tôi nên hoạt động ít và nghỉ ngơi công việc bớt căng thẳng nếu không sẽ ảnh hưởng tới huyết áo và bị đột quỵ…
Hiện tôi là giáo viên tiểu học một tuần dạy 19 tiết theo quy định và lại làm cán bộ CĐ nên tôi cảm thấy rất mệt và căng thẳng. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp của tôi có được xin nghỉ làm Cán bộ CĐ không và xin Liên đoàn lao động thành phố cho đại hội giữa nhiệm kì bầu lại cán bộ CĐ mới có sức khỏe tốt hơn không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Luật Công Đoàn năm 2012 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”
Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với Chủ tịch công đoàn cơ sở muốn làm đơn từ chức sẽ thực hiện theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam và được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Theo đó công đoàn tại doanh nghiệp của bạn là công đoàn cơ sở và bạn đang làm chủ tịch công đoàn cơ sở
Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở. Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với Chủ tịch công đoàn đơn vị ngoài nhà nước muốn làm đơn từ chức sẽ thực hiện theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam, Điều lệ Công ty và được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.
Theo đó, bạn muốn từ chức chức vụ Chủ tịch công đoàn với lý do khi làm công tác công đoàn đòi hỏi quyền lợi cho CNVLĐ gặp rất nhiều khó khăn và công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành cho hoạt độngcông đoàn cơ sở thì cần làm đơn xin từ chức, trong đơn trình bày rõ lý do xin nghỉ và gửi tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại hội công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết.
Theo đó, bạn muốn từ chức chức vụ Chủ tịch công đoàn với lý do sức khỏe không đảm bảo nhiệm vụ thì cần làm đơn xin từ chức, trong đơn trình bày rõ lý do xin nghỉ và gửi tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Đại hội công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết.