Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục mở trung tâm tư vấn du học mới nhất. Quy trình thành lập doanh nghiệp chuyên tư vấn du học.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục mở trung tâm tư vấn du học theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giáo dục khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, số lượng người có nhu cầu đi du học ngày càng tăng do đó xuất hiện dịch vụ tư vấn và chuẩn bị hồ sơ du học của các tổ chức doanh nghiệp. Nhưng không phải khi mở doanh nghiệp chuyên phục vụ về vấn đề này cho khách hàng là những người có nhu cầu du học, doanh nghiệp đều biết về pháp lý mình gặp phải khi hoạt động, còn rất nhiều những chi tiết không rõ ràng, khó tìm hiểu. Để giúp doanh nghiệp chuyên tư vấn về việc này bớt đi một gánh nặng pháp lý, có một định hướng rõ ràng hơn khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động, phía luật sư và chuyên viên pháp lý Dương Gia chúng tôi tổng hợp và phân tích những bước làm tổng quát nhất về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục mở trug tâm tư vấn du học sự trên những căn cứ pháp lý mới nhất hiện nay với mong muốn giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, trước khi thành lập doanh nghiệp chuyên tư vấn hay lo về thủ tục hồ sơ cho người du học, mọi người cần tìm hiểu về điều kiện thành lập gì cho ngành nghề này?
Căn cứ theoQuyết định 05/2013/QĐ-TTg quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này, cần tuân thủ những quy định trong
- Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thành lập của công ty, hiện nay với ngành nghề tư vấn du học trên, các doanh nghiệp thường lựa chọn loại hình: Công ty trách nhiện hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên), Công ty Cổ phần.
- Chọn tên doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của phía công ty mình, nhưng lưu ý cần kiểm tra lại tên công ty trên trang: dangkykinhdoanh.gov.vn để tránh tình trạng trùng tên với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.
- Chọn ngành nghề doanh nghiệp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, với hoạt động cho thuê lại lao động có thể tham khảo những mã sau:
+ 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (Chi tiết: Tư vấn du học).
Chọn vốn điều lệ của công ty tương ứng với ngành nghề kinh doanh
Soạn điều lệ công ty, xây dựng bộ luật quy chế riêng của doanh nghiệp.
Sau đó, thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp phù hợp với loại hình doanh nghiệp căn cứ theo Chương IVNghị định 78/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, nộp trực tiếp hồ sơ qua bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp gián tiếp qua mạng. Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
Luật sư
– Có trụ sở công ty, địa điểm hoạt động hợp pháp (có giấy tờ sử dụng hợp pháp như: hợp đồng thuê nhà nếu đi thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu là đất thuộc sở hữu của ), cơ sở vật chất (có bàn ghế, trang thiết bị phục vụ trong quá trình tư vấn du học, nếu có đào tạo về giáo dục như dạy tiếng cần đáp ứng điều kiện về vật chất này).
– Đáp ứng được nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động tư vấn du học; có tiền ký quỹ tại các ngân hàng thương mại tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ;
– Người đứng đầu của doanh nghiệp tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học cần đáp ứng điều kiện sau: có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Lưu ý: Sau khi thành lập doanh nghiệp tư vấn du học, doanh nghiệp không nên vội vàng đi vào hoạt động, bước tiếp theo cần thực hiện là xin điều kiện hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học. Sau khi được cấp giấy phép này doanh nghiệp mới được phép hoạt động ngành nghề tư vấn du học đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học bao gồm những giấy tờ sau:
– Đầu tiên cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận, điền đầy đủ thông tin trong văn bản này (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2013/QĐ-TTg);
– Doanh nghiệp cần tự xây dựng một kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tư vấn du học (mục này không có mẫu theo quy định), cuối văn bản kế hoạch hoạt động cần có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nội dung trong kế hoạch hoạt động cần đề cập gồm những nội dung sau: Mục tiêu, nội dung hoạt động; cơ sở vật chất; khả năng tài chính; trình độ, năng lực của người đứng đầu và các nhân viên trực tiếp tư vấn du học; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; luận chứng về khả năng hoạt động của tổ chức; kế hoạch thực hiện, các biện pháp tổ chức thực hiện; các phương án, quy trình tổ chức dịch vụ tư vấn du học; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực), nếu doanh nghiệp hoạt động theo giấy phép đăng ký đầu tư cần chuẩn bị Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư (bản sao chứng thực).
– Thông tin xác nhận nhân thân, lý lịch của người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2013/QĐ-TTg).
– Doanh nghiệp lập danh sách cung cấp thông tin của nhân viên trực tiếp tư vấn du học, nội dung trong danh sách gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học (tài liệu này không có mẫu theo quy định, do đó doanh nghiệp chuẩn bị theo hướng dẫn đầu mục này);
– Doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm bản sao Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học, có giấy chứng nhận cho việc tham gia của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học để bổ sung vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
Thứ ba, về trình tự thủ tục mở trung tâm tư vấn du học mới nhất
– Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tư vấn du học chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học theo như những mục đã phân tích ở phần thứ hai, sau đó nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc có thể nộp trên trang mạng của Sở nếu Sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ qua hình thức dịch vụ công, hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở.
– Sở Giáo dục và Đào tạo nhận được hồ sơ từ phía doanh nghiệp, trong thời gian 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí cử người xuống trực tiếp trụ sở của doanh nghiệp để kiểm tra theo hồ sơ đã gửi. Sau khi kiểm tra nếu đạt theo hồ sơ duyệt Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; nếu hồ sơ hoặc cơ sở kinh doanh không đạt, trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học
Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, đại đa số học sinh, sinh viên đều có nhu cầu và nguyện vọng được học tập trong môi trường mới mẻ, tiên tiến như nền giáo dục của các nước trên thế giới. Nhận thức được nhu cầu này, hiện nay rất nhiều công ty Tư vấn du học và các Trung tâm tư vấn du học được thành lập. Vậy thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học được tiến hành như thế nào?
1. Trình tự thủ tục thực hiện:
Tổ chức dịch vụ tư vấn du học được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định pháp luật;
– Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
– Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;
– Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Bước 1: Thành lập tổ chức có chức năng tư vấn du học hoặc Tổ chức sự nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn du học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định của pháp luật thì Tổ chức dịch vụ tư vấn du học (gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học hoặc tổ chức sự nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn du học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
Bước 2: Sau khi nhận được quyết định thành lập Trung tâm tư vấn, cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi Trung tâm tư vấn đặt trụ sở.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ.
– Trường hợp đã đầy đủ giấy tờ hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét và cấp Giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
Trường hợp xem xét thấy không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ tư vấn du học thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học (: 01 bản
– Đề án hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của người đại diện theo pháp luật: 01 bản. Bao gồm những nội dung cơ bản:
+Mục tiêu, nội dung hoạt động;
+ Cơ sở vật chất, khả năng tài chính;
+Trình độ, năng lực của người đứng đầu;
+Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;
+Minh chứng về khả năng hoạt động của trung tâm
+Kế hoạch thực hiện, các biện pháp thực hiện hoạt động tư vấn du học;
+Các phương án, quy trình tổ chức;
+Phương án giải quyết khi gặp rủi ro trong quá trình tư vấn;
+Danh sách nhân sự.
– Quyết định thành lập trung tâm dịch vụ tư vấn: 01 bản sao có công chứng;
– Lý lịch của người đứng đầu Trung tâm dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 bản chính;
– Danh sách trích ngang các nhân viên trực tiếp tư vấn du học: 01 bản. Gồm các nội dung:
+Họ và tên;
+Ngày, tháng, năm sinh;
+Giới tính;
+Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ;
+Vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại Trung tâm.
– Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học tại trung tâm dịch vụ tư vấn du học: 01 bản sao có công chứng;
– Các giấy tờ khác:
+Giấy xác nhận ký quỹ 500 triệu tại Ngân hàng: 01 bản chính hoặc 01 bản sao có công chứng;
+Hợp đồng thuê trụ sở Công ty hoặc Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất hoặc Sở hữu tài sản trên đất của người đứng đầu Trung tâm: 01 bản sao có công chứng.
3. Cơ quan có thẩm quyền:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quyết định 05/2013/QĐ-TTg thì thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học thuộc về Sở Giáo dục Đào tạo nơi Trung tâm có trụ sở.
4. Thời gian thực hiện thủ tục:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Quyết định 05/2013/QĐ-TTg, trong 25 ngày kể từ sau ngày Sở Giáo dục và Đào tạo nhận được hồ sơ thì cần đưa ra quyết định có hay không việc cấp Giấy phép.
5. Lệ phí: Không thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký này.
6. Mẫu đơn có liên quan:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học (Mẫu 1 – ban hành kèm Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
– Sơ yếu lý lịch (Mẫu 2 – ban hành kèm Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
– Giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ tư vấn du học (Mẫu 3 – ban hành kèm Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động dịch vụ tư vấn du học
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động dịch vụ tư vấn du học bao gồm những gì? Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 11 Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động dịch vụ tư vấn du học gồm:
“1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
2. Đề án hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của người đại diện theo pháp luật với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; cơ sở vật chất; khả năng tài chính; trình độ, năng lực của người đứng đầu và các nhân viên trực tiếp tư vấn du học; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; luận chứng về khả năng hoạt động của tổ chức; kế hoạch thực hiện, các biện pháp tổ chức thực hiện; các phương án, quy trình tổ chức dịch vụ tư vấn du học; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro;
3. Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư;
4. Lý lịch của người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
5. Danh sách trích ngang của nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học;
6. Bản sao Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học.”
Thẩm quyền tiếp nhận đăng kí là sở giáo dục đào tạo. Sở giáo dục đào tạo sẽ tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận giải quyết. Trong thời gian 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2013/QĐ-Ttg ; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tư vấn thủ tục đi du học ở đâu uy tín?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu mới là học sinh lớp 10, cháu rất muốn đi du học, cháu đọc trên mạng nhiều chỗ tư vấn nhưng cháu sợ họ lừa rồi bố mẹ cháu không cho. Nếu cháu muốn đi du học thì cháu nên tư vấn ở đâu thì uy tín ạ? Làm thế nào thì cháu có thể đi.
Luật sư tư vấn:
Việc bạn đi du học còn phụ thuộc vào việc bạn tự túc hay muốn có học bổng, bạn muốn đi nước nào. Thông thường, các trung tâm tư vấn du học đều chịu sử quản lý của Sở giáo dục đào tạo, bạn có thể vào website của Sở nơi bạn đang ở để có thể tỉm hiểu thêm.
Nếu trong trường hợp, bạn muốn đi du học tự túc bạn cũng có thể trực tiếp lên Sở giáo dục đào tạo hỏi theo các bước như sau:
1. Bạn nộp hồ sơ xin du học tự túc tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký nhập học.
– Kết quả và thánh tích học tập của bạn.
– Bằng cấp ngoại ngữ có liên quan
– Lệ phí đăng ký( thì tùy đất nước bạn muốn đi)
2. Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế, chuyển cho tổ chức, cơ quan phụ trách du học tự túc có liên quan.
3. Tổ chức, cơ quan phụ trách du học tự túc liên quan liên hệ với trường và sứ quán nước liên quan để giúp người du học hoàn thành thủ tục đăng ký học và visa nhập cảnh.
4. Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, tôi muốn xin tư vấn về thành lập trung tâm tư vấn du học. Yêu cầu của thành lập có 2 điều kiện chính là kí quỹ 500 triệu và về người đứng đầu của trung tâm. Vậy tôi muốn hỏi về việc kí quỹ có nhất thiết phải là tiền mặt hay có thể thế chấp xe ô tô (nếu nhất định phải tiền mặt thì có giải pháp dịch vụ nào không?). Còn về yêu cầu của người đứng đầu thì có thể thuê 1 người làm quản lí trung tâm có bằng cấp, chứng chỉ được không, hay nhất định giám đốc trung tâm phải thoả mãn yêu cầu đó? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 10 Quyết định 05/2013/QĐ-TTg quy định như sau về điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học:
Điều 10. Thẩm quyền và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học
2. Tổ chức dịch vụ tư vấn du học được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định pháp luật;
b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
c) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;
d) Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Như vậy, pháp luật quy định rõ trung tâm tư vấn du học phải ký quỹ số tiền tối thiểu là 500 triệu đồng. Việc ký quỹ này không thể thay thế bằng việc thế chấp xe ô tô vì bản chất của ký quỹ và thế chấp là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 360. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
3. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định.
>>>
Trong trường hợp trung tâm của bạn chỉ có tài sản là xe ô tô mà không có tiền mặt thì có thể thực hiện theo cách sau: Đem chiếc xe ô tô làm tài sản thế chấp một khoản vay 500 triệu. Sau đó dùng số tiền vay được đó để ký quỹ. Tuy nhiên, cách này sẽ bất lợi cho trung tâm của bạn vì phải trả tiền lãi cho khoản tiền vay.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Quyết định 05/2013/TTg:
“Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp”. Điều kiện này áp dụng cho người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học nên giám đốc trung tâm phải thỏa mãn yêu cầu đó.