Công ty vận tải, hàng hóa được hiểu là loại hình công ty được thành lập để phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách. Dưới đây là bài viết phân tích rõ về thủ tục thành lập công ty vận tải hàng hóa, hành khách.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty vận tải hàng hóa, hành khách:
Công ty vận tải, hàng hóa được hiểu là loại hình công ty được thành lập để phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Hiện nay, thị trường thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân ngày càng lớn. Đây được xem là điều kiện thúc đẩy cho loại hình vận tải hàng hóa, hành khách đạt được những giá trị, hiệu quả cao về mặt tài chính. Thấy được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại nhiều của người dân, rất nhiều cá nhân, tổ chức hướng đến việc thành lập các công ty vận tải hàng hóa,hóa hành khách.
– Đối với việc kinh doanh vận tải hàng hóa, chủ thể kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP . Đó là:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải phải đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật. Tức phải được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
+ Đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo phải bảo đảm số lượng, chất lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh.
+ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có
+ Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
+ Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu từ 10 xe trở lên.
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu từ 5 xe trở lên.
Theo quy định tại Nghị định này, loại hình kinh doanh vận tải được quy định với nhiều loại hình phương tiện khác nhau. Với từng loại phương tiện, việc kinh doanh vận tải phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện khác nhau. Những quy định nêu trên là điều kiện mang tính chung nhất trên khuôn khổ quy định của pháp luật.
– Đối với việc kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Tại đó, với từng hình thức, phương tiện vận chuyển hành khách, mà điều kiện kinh doanh vận tải cũng được quy định cụ thể riêng. Song chung quy lại, điều kiện để được kinh doanh vận tải hành khách, là đơn vị vận tải cần đảm bảo các điều kiện xoay quanh: Việc đảm bảo đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; điều kiện về phương tiện vận tải; điều kiện về người lái xe và nhân viên phục vụ xe…
Trên đây là những điều kiện mà đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo tuân thủ nếu muốn thành lập công ty vận tải hàng hóa, hành khách.
2. Hồ sơ thành lập công ty vận tải hàng hóa, hành khách:
Khi đăng ký thành lập công ty vận tải hàng hoá, hành khách, các đơn vị vận tải cần phải chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, cần có quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, cần có bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.
Trên đây là những giấy tờ mà các đơn vị vận tải cần đảm bảo chuẩn bị để Cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và xét duyệt. Đây là cơ sở để cán bộ chức năng kiểm tra, xem xét xem đơn vị vận tải đó có đảm bảo điều kiện để được thành lập công ty vận tải hàng hóa hay không. Đồng thời, quy định chặt chẽ về mặt hồ sơ này còn giúp hạn chế đến mức tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đảm bảo tính chất lượng, khách quan trong hoạt động kinh doanh vận tải).
3. Trình tự thành lập công ty vận tải hàng hóa, hành khách:
Việc thành lập công ty vận tải hàng hóa tuân thủ theo các quy trình sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Đơn vị vận tải chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu như đã phân tích ở phần mục trên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đơn vị vận tải sẽ tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ mà đơn vị vận tải nộp lên.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ mà đơn vị vận tải gửi lên.
– Bước 3: Thẩm định và trả kết quả.
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo trong thời hạn 5 ngày làm việc (từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật).
Trong trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Các công ty vận tải hàng hóa, hành khách cần làm gì để hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao?
Hiện nay, các loại hình công ty vận tải hàng hóa, hành khách xuất hiện ngày càng nhiều. Trước sức cạnh tranh ngày càng lớn, muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình, các đơn vị vận tải cần chú ý một số vấn đề sau đây:
– Việc kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách phải được đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc đăng ký kinh doanh này giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh này là hợp pháp (được Nhà nước cho phép và bảo hộ).
– Khi kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, các đơn vị vận tải cần tập trung đầu tư để đảm bảo chuẩn chỉnh theo các khung điều kiện mà Nhà nước đưa ra: Phương tiện, người lái xe, nhân viên phục vụ xe… Các yếu tố này được đảm bảo một cách chỉnh chu, thì sẽ tạo điều kiện kiện để hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đạt hiệu quả cao nhất.
– Khi kinh doanh vận tải hàng hóa, hàng khách, các đơn vị vận tải phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển. Bởi lẽ, đây là một loại hình dịch vụ. Muốn được mọi người biết đến và tin tưởng, thì các đơn vị vận tải cần hết tâm hết sức trong quá trình làm việc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Có như vậy, việc kinh doanh mới đạt được hiệu quả cao.
Nhà nước cũng cần thắt chặt công tác quản lý các hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách. Để khi xảy ra những tình huống rủi ro, hay những sai phạm trong quá trình vận chuyển, cơ quan chức năng có thẩm quyền còn có thể can thiệp kịp thời, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy đến. Đồng thời, việc quản lý chặt chẽ còn giúp đảm bảo tính ổn định, khách quan của trật tự giao thông, từ đó, thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.