Hợp tác xã là mô hình sản xuất từ xưa được sử dụng rất phổ biến ở tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã luôn có sự thay đổi về vốn điều lệ. Vậy thủ tục tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là vốn điều lệ của hợp tác xã?
- 2 2. Hợp tác xã huy động vốn bằng phương thức nào?
- 3 3. Tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã khi nào?
- 4 4. Thủ tục tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã:
- 5 5. Mẫu giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã (thay đổi tăng, giảm vốn điều lệ:
1. Thế nào là vốn điều lệ của hợp tác xã?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4
Trong đó vốn góp bao gồm là đồng tiền Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
2. Hợp tác xã huy động vốn bằng phương thức nào?
Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã hoàn toàn có thể huy động vốn qua nhiều phương thức. Cụ thể phương thức huy động vốn trong hợp tác xã được quy định tại Điều 4
– Để thực hiện việc phục vụ sản xuất kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền huy động vốn dựa theo quy định của pháp luật và sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cho chủ nợ theo cam kết trong hợp đồng.
– Đầu tiên, bao giờ hợp tác xã cũng sẽ ưu tiên việc huy động vốn từ các đối tượng là thành viên, hợp tác xã thành viên để thực hiện quá trình hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh trên tinh thần có sự thỏa thuận, đồng nhất với các thành viên cũng như hợp tác xã thành viên.
Bên cạnh đó, nếu việc huy động thêm vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì khi đó hợp tác xã vẫn được phép huy động vốn từ những nguồn khác bên ngoài miễn sao đảm bảo tuân thủ điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng như quy định của pháp luật.
– Hợp tác xã huy động vốn thông qua những phương thức sau đây:
+ Hình thức vay vốn: hợp tác xã có thể thực hiện vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Tự huy động vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên.
3. Tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã khi nào?
Theo quy định tại Điều 43 Luật hợp tác xã năm 2012, trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã được áp dụng như sau:
* Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ:
– Trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu.
– Huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên: việc huy động này có thể huy động nhiều cách, trong đó có:
+ Ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên với mục đích để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
+ Tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
– Kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới.
* Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ: khi hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã thực hiện trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
Lưu ý: những trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong những ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi giảm vốn điều lệ phải bảo đảm không được thấp hơn mức vốn pháp định theo từng ngành, nghề.
4. Thủ tục tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã:
Khi hợp tác xã tiến hành tăng hay giảm vốn điều lệ thì phải tiến hành thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã với cơ quan đăng ký hợp tác xã tại chính nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Theo quy định tại Điều 11
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hợp tác xã chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã.
– Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Hợp tác xã nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ như trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì khi đó cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã.
Thời gian giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, khi đó cơ quan đăng ký hợp tác xã sẽ tiến hành thông báo cho hợp tác xã biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Mẫu giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã (thay đổi tăng, giảm vốn điều lệ:
TÊN HỢP TÁC XÃ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… | ……, ngày …… tháng …… năm …… |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký hợp tác xã
Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):…………….
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:…………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã1 (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế):…………… Ngày cấp:…./…./…… Nơi cấp:…………….
Hợp tác xã đăng ký thay đổi trên cơ sở (chỉ kê khai trong trường hợp hợp tác xã đăng ký thay đổi trên cơ sở tách hợp tác xã hoặc sáp nhập hợp tác xã, đánh dấu X vào ô thích hợp):
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở tách hợp tác xã □
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập hợp tác xã □
Thông tin về hợp tác xã được tách (chỉ kê khai trong trường hợp hợp tác xã đăng ký thay đổi trên cơ sở tách hợp tác xã)
a) Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):…………….
Mã số hợp tác xã:…………….
b) Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):……………..
Mã số hợp tác xã:…………….
Thông tin về hợp tác xã bị sáp nhập (chỉ kê khai trong trường hợp hợp tác xã đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập hợp tác xã):
a) Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):……………..
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:……………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã2 (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế):…………….. Ngày cấp:…./…/….. Nơi cấp:………………
b) Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):………………..
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:……………..
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã3 (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế):…………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp:……………..
Đề nghị ………………… (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) thực hiện chấm dứt tồn tại đối với hợp tác xã bị sáp nhập và các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã bị sáp nhập.
Hợp tác xã đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã/ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã như sau:
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ
Vốn điều lệ đã đăng ký (bằng số, bằng chữ, VNĐ):……………….
Vốn điều lệ sau khi thay đổi (bằng số, bằng chữ, VNĐ):…………….
Giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có):…………..
Có hiển thị thông tin về giá trị tương đương theo đơn vị tiền tệ nước ngoài trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hay không? □ Có □ Không
Thời điểm thay đổi vốn:…………………
Hình thức tăng, giảm vốn:…………………..
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 83/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.