Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho anh trai phải làm như thế nào khi tất cả mọi thành viên đều đồng ý chuyển nhượng?
Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho anh trai phải làm như thế nào khi tất cả mọi thành viên đều đồng ý chuyển nhượng?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Dương Gia! Tôi có một vấn đề muốn luật sư tư vấn như sau: Bố mẹ tôi sinh được 4 anh em. Mẹ tôi mới mất cách đây 2 năm không để lại di chúc. Căn nhà mà bố tôi đang ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình. Vì anh trai trưởng có tình hình kinh tế khó khăn, nên chúng tôi đã đồng ý giao toàn bộ căn nhà này cho anh ấy. Bây giờ, chúng tôi muốn làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh trai trường thì phải làm thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, ngôi nhà hiện tại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên là hộ gia đình. Theo Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.
Mẹ bạn mất cách đây 2 năm không để lại di chúc, nên theo quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật, trường hợp này, bố bạn và bốn anh em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Tuy nhiên, xét thấy hoàn cảnh của anh trai đầu của bạn khó khăn nên bố bạn và các em còn lại đã đồng ý giao toàn bộ căn nhà cho anh trai đầu. Như vậy, trong trường hợp này, phải có biên bản họp gia đình về sự thống nhất về di sản thừa kế do mẹ bạn để lại trao cho anh trai đầu của bạn. Đồng thời, bạn cùng với những người còn lại soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho anh trai bạn. Theo quy định Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng trên phải được công chứng.
Về thực hiện nghĩa vụ thuế: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về thu nhập miễn thuế:
“Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”.
Như vậy, trong trường hợp này, anh trai bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, vẫn phải đóng lệ phí trước bạ theo quy định pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Việc thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng như sau:
Sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế, bạn sẽ nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên chuyển nhượng tại Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng tặng cho đã được công chứng
+ Bản sao chứng thực Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú của người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng.
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Biên lai thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Miễn thuế khi sang tên sổ đỏ của vợ chồng sau khi ly hôn
– Mức xử phạt do chậm kê khai thuế sang tên nhà đất
– Đất chưa sang tên sổ đỏ có nằm trong danh mục tài sản bị kê biên
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại