Hiện nay việc giải quyết tranh chấp bằng thủ tục rút gọn được ưu tiên áp dụng, nhằm rút ngắn về thời gian và giản gọn về tiến trình, cách thức giải quyết vụ việc. Vậy thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Một số loại tranh chấp về tài sản bảo đảm:
– Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: đây là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.
– Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu: đây là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng, nhằm đảm bảo tính minh bạch và đúng luật. Việc thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật giúp tối ưu hóa quá trình giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm và đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc quản lý và xử lý nợ xấu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
+ Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
+ Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
3. Trình tự, thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm:
Thực tế hiện nay, các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm xuất hiện khá phổ biến, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp giúp rút ngắn thời gian và đơn giản về trình tự thủ tục. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người bị xâm phạm một cách nhanh chóng và kịp thời. Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm bằng thủ tục rút gọn là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý và giải quyết nợ xấu. Để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình này, pháp luật đã thiết lập thủ tục rút gọn đối với một số loại tranh chấp về tài sản bảo đảm.
Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đây được coi là một trong những quy định mở và có lợi hơn rất nhiều cho tổ chức tín dụng trong việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền vì rút ngắn được quá trình giải quyết tranh chấp qua Tòa án, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm.
Trước tình hình nền kinh tế phức tạp và tài chính thay đổi liên tục như hiện nay, việc xử lý tranh chấp tài sản bảo đảm đòi hỏi sự linh hoạt và hiệu quả của pháp luật. Thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính công bằng và giảm bớt gánh nặng cho hệ thống tư pháp.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.
Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn sẽ nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện nộp đơn trực tiếp và nộp đơn qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trong trường hợp tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện thông qua hình thức trực tuyến thì tòa án cần phải in ra bản giấy và ghi rõ vào sổ nhận đơn.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn, tòa án có thẩm quyền phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện thông qua dịch vụ bưu chính. Trong trường hợp tòa án nhận đơn khởi kiện thông qua hình thức trực tuyến, thì tòa án cần phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét vụ việc.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện thì chánh án tòa án phải phân công thẩm phán thực hiện hoạt động xem xét đơn khởi kiện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày được phân công thì thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện.
+ Nếu xét thấy đơn khởi kiện còn thiếu thì sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi và bổ sung theo quy định pháp luật,
+ Nếu xét thấy đơn khởi kiện đã đầy đủ thì có thể tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn nếu như vụ án đó có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật.
+ Thẩm phán có thể ra quyết định chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn cho người khởi kiện và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án đó xét thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền của tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Nộp án phí theo thông báo của Tòa án.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Lưu ý: Mức án phí đối với việc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản đảm bảo bằng 50% mức án phí theo quy định.
Bước 5: Thông báo thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 6: Giải quyết vụ án.
Tòa án không mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Theo Điều 318 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định pháp luật. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Lưu ý: Nếu tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Nghị quyết 42/2017/QH14 ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
–