Tàu cá nhập khẩu là tàu cá đăng ký tại nước ngoài. Vậy, thủ tục nhập khẩu tàu cá và đăng ký tàu cá nhập khẩu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập khẩu tàu cá theo quy định của pháp luật:
Để nhập khẩu tàu cá thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu tàu cá
Theo đó, hồ sơ nhập khẩu tàu cá bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây;
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
– Bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiên của nước có tàu cấp;
–
– Bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng;
– Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá mới.
Lưu ý: Tất cả những giấy tờ nêu trên phải dịch ra tiếng Việt
Bước 2: Nộp hồ sơ nhập khẩu tàu cá
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu tàu cá như đã nêu trên thì tổ chức, cá nhân hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản bằng đường bưu điện hoặc trực tuyến hoặc nộp trực tiếp.
Khi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu tàu cá thì tổng cục thủy sản có trách nhiệm kiểm tra và xác minh thông tin, thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến thì Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc.
Trường hợp, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau đó, giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin phép nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng kí hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng cụ thể là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tài chính cụ thể là Tổng cục Hải quan.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ,Tổng cục thủy sản phải trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối hồ sơ hoặc không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký tàu cá nhập khẩu theo quy định của pháp luật:
Để đăng ký tàu cá nhập khẩu thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tàu cá nhập khẩu
Theo đó, hồ sơ đăng ký đối với tàu nhập khẩu gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;
– Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
– Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
– Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
– Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;
– Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;
– Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tàu cá nhập khẩu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký tàu cá nhập khẩu như đã nêu trên thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tàu cá nhập khẩu thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua trực tuyến thì cơ quan có thẩm quyền xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc.
Trường hợp nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ,cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối hồ sơ hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Quy định của pháp luật về nhập khẩu tàu cá:
3.1. Tàu cá nhập khẩu là tàu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu rằng tàu cá nhập khẩu là tàu cá đăng ký tại nước ngoài, gồm các loại tàu như là tàu khai thác thủy sản, tài dịch vụ khai thác thủy sản, tàu kiểm ngư, tài điều tra, nguyên cứu nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời theo quy định thì tàu cá nhập khẩu phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật cho tàu và người làm việc trên tàu. Trước khi hoạt động phải đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, có Giấy phép khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Điều kiện nhập khẩu tàu cá là gì?
Như chúng ta đã biết thì việc nhập khẩu tàu cá chính là các cá nhân, tổ chức được đưa tàu cá vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa và khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó thì việc nhập khẩu tàu cá cũng cần phải tuân theo những điều kiện nhất định, cụ thể như là:
Một là, một tổ chức, cá nhân có thể nhập khẩu tàu cá nếu được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị
Hai là, một tổ chức, cá nhân có thể nhập khẩu tàu cá nếu tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu mà tuổi tàu không quá 05 năm nếu là tàu vỏ gỗ, 8 năm đối với tàu vỏ thép
Ba là, một tổ chức, cá nhân có thể nhập khẩu tàu cá nếu tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu máy chính của tàu có tuổi không quá 2 năm so với tuổi vỏ tàu
Bốn là, một tổ chức, cá nhân có thể nhập khẩu tàu cá đối với tàu cá khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản nếu tàu cá nhập khẩu đó có nguồn gốc hợp pháp, tổng công suất máy chính từ 400 CV, trang bị công cụ, thiết bị tiên tiến.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nhập khẩu tàu cá cũng cần phải tuân theo những điều kiện rất khắt khe theo quy định của pháp luật.
3.3. Nguyên tắc nhập khẩu tàu cá:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi nhập khẩu tàu cá các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc nhập khẩu tàu cá phải được bảo đảm an toàn hàng hài, an ninh hàng hải,
Thứ hai, tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật
Thứ ba, việc nhập khẩu tàu cá phải an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
Tóm lại, để nhập khẩu tàu cá thì các tổ chức, cá nhân cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nếu vi phạm những nguyên tắc nêu trên thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu có có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản.