Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Theo quy định của Luật hải quan 2014 thì thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đưa vào doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như sau:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ quan hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin (trên màn hình EDA) quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC
– Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
– Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.
Bước 2: Khai hải quan. Khai hải quan được thực hiện trên cơ sở thông tin phản hồi từ hệ thống về thông tin hàng hóa nhập khẩu đã được người khai hải quan đăng ký trước. Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ hệ thống để khai hải quan và bấm nút “Gửi” đến hệ thống. Chính sách quản lý nhập khẩu và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan.
Bước 3: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan.
2. Cách thức thực hiện
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
3. Thành phần hồ sơ
- Tờ khai điện tử nhập khẩu
- Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ điện tử.
Thời hạn nộp hồ sơ: nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Thời hạn giải quyết
– Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa:Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan hàng hóa
6. Lệ phí: 20.000 đồng.