Nên làm thủ tục nhận cha cho con hay làm thủ tục nhận nuôi con nuôi? Đăng ký khai sinh, nhận cha cho con cùng một thời điểm? Quy định về xác nhận cha cho con bằng giám định ADN? Thủ tục đăng ký nhận cha cho con khi vợ không đồng ý?
Trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến cha và con thất lạc nhau, không được xác nhận mối quan hệ cha con hay là do không có mối quan hệ hôn nhân nên dẫn đến khi đi đăng kí khai sinh cho con thì không được đăng ký tên cha, tưc không xác định mối quan hệ cha con theo pháp lý. Do chính những nguyên nhân đó dẫn đến vấn đề nhiều cha, con muốn làm thủ tục về mặt pháp lý để xác nhận cha, con, công nhận họ cha con với nhau để có trách nhiệm với nhau cũng như để bảo đảm quyền và lợi ích của nhau. Như vậy thủ tục xác nhận cha, con như thế nào?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xác nhận cha, con:
Cha, con đều có quyền nhận nhau có mối quan hệ huyết thống trong mọi trường hợp khi có căn cứ có mối quan hệ huyết thống cha con với nhau, kể cả cha hay là con đã chết. Ngay cả khi đang có gia đình riêng (đang có vợ, có chồng) thì vẫn có thể làm thủ nhận cha, con mà không cần hỏi ý kiến cũng như sự đồng ý của người còn lại.
Khi con không nhận mối quan hệ cha và ngược lại hoặc là mẹ ngăn cấm thì sẽ có quyền yêu Tòa án xác định người đó là cha hay là con của mình.
Trường hợp sinh con ngoài dã thú, hay cha, con thất lạc nhau thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xác nhận cha, con khi có những căn cứ chứng minh rằng người đó là con của mình.
2. Hồ sơ yêu cầu xác nhận cha, con:
+) Trường hợp yêu cầu Tòa án xác nhận mối quan hệ cha con là khi có tranh chấp về vấn đề xác nhận nay thì hồ sơ cần phải có là:
– Phải có đơn khởi kiên yêu cầu xác nhận cha, con;
– Sổ hộ khẩu bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân nếu không có một trong hai giấy tờ đó thì phải có họ chiếu thay thế nộp bản sao có công chứng, chứng thực.
– Những chứng cứ để chứng minh mối quan hệ cha, con.
Khi đi nộp hồ sơ người yêu cầu phải xuất trình căn cước công nhân hoặc chứng minh thư nhân dân để làm căn cứ chứng minh tư cách pháp lý đẻ nộp hồ sơ yêu cầu. Kèm theo đó mang sổ hộ khẩu để xác minh cơ quan Tòa án nào có thẩm quyền để giải quyết việc yêu cầu đó để hướng dẫn cho người yêu cầu nộp hồ sơ đúng nơi có thẩm quyền để giải quyết.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Tòa án có thẩm quyền phải thông báo về vấn đề thụ lý hay không thu lý hồ sơ cho người yêu cầu, trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do vì sao không thụ lý. Thời hạn giải quyết sẽ là từ bốn đến sáu tháng.
+) Trường hợp không có tranh chấp có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ nộp những hồ sơ sau:
– Nộp tờ khai nhận cha, con theo mẫu quy định. Tờ khai này có thể tự download về hoặc cá nhân yêu cầu có thể đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xin và điền đầy đủ thông tin teo yêu cầu.
– Chứng cứ chứng minh mối quan hệ huyết thống cha, con, để làm căn cứ xác nhận cha, con.
+) Chứng cứ để làm căn cứ chứng minh mối quan hê cha, con sẽ bao gồm:
– Bản giám định ADN do cơ quan y tế có thẩm quyền cũng như có khả năng xác định, văn bản của cơ quan giám định mối quan hệ huyết thống của cha, con.
– Nếu không có được những văn bản đó thì phải có được những căn cứ chứng minh khác về mối quan hệ đó như là đồ vật liên quan, hình ảnh về cha, con, phim ảnh, đồ dùng, kỉ vật, vật dụng có liên quan và kèm theo đó là văn bản cam kết của cha, mẹ về người đó là con của họ có với nhau, bên canh đó phải có hai người làm chứng và hai người này phải là hai người thân thích trong gia đình để chứng minh con đó hay người đó có mối quan hệ huyết thống.
Khi làm thủ tục cam kết có mối quan hệ huyết thống thì công chức Tư pháp – Hộ tich có nghĩa vụ giải thích cho những người liên quan về hậu quả pháp cũng như trách nhiệm của họ nếu họ làm chứng hay cam đoan sai sự thật. Trường hợp họ làm chứng sai sự thật thì việc đăng kí hộ tịch xác định cha, con đó sẽ không có giá trị pháp lý và sẽ bị hủy bỏ.
3. Thủ tục xác nhận cha, con:
Trường hợp Tòa án có thẩm quyền để giải quyết sau khi thu lý hồ sơ thì Tòa án có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ sắp xếp xét xử yêu cầu xác nhận cha, con.
Nếu làm thủ tục xác nhận cha, con thì cán bộ nhận hồ sơ phải có giấy biên nhận về nhận hồ sơ, xác định tính hợp pháp của giấy tờ có trong hồ sơ của người yêu cầu, điếu chiếu thông tin xem chính xác hay chưa, kể cả những người làm chứng để xem tư cách pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu chưa có đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thì hỗ trợ người yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ còn thiếu những giấy tờ, hồ sơ gì để yêu cầu họ bổ sung đầy đủ, tránh trường hợp người yêu cầu phải đi lại nhiều lần mất thời gian, chi phí. Nếu đã hướng dẫn cách thức thực hiện, bổ sung giấy tờ cần thiết mà người yêu cầu vẫn không cung cấp được thì sẽ trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do vì sao trả.
Khi có đủ điều kiện, giấy tờ, hồ sơ theo quy định sẽ cho người yêu cầu phiếu hẹn trả kết quả, nêu rõ ràng cụ thể, thời gian, địa điểm trả kết quả hộ tịch mà họ yêu cầu.
Kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì trong thời hạn không qua ba ngày làm việc nếu xác nhận thấy cha, con có mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ cha, con là có thật và vấn đề xác nhận này không hề có tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ phải thực hiện thủ tục báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét việc xác nhận cha, con nếu được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch về việc xác nhận họ là cha,con và các cá nhân yêu cầu sẽ ký vào sổ hộ tịch. Bên canh đó thì Chu tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải ký cấp trích lục bản xác nhân đó cho người yêu cầu.
Bên cạnh đó thì cũng có thể kết hợp giữa việc đăng kí khai sinh và lam thủ tục xác nhận cha, con hồ sơ bao gồm:
– Cần hai tờ khai là tờ khai đăng ký nhận cha, con và tờ khai đăng ký khai sinh vừ điền đầy đủ thông tin vào tờ khai.
– Giấy tờ chứng minh để đăng ký khai sinh như Giây chứng sinh hay giấy tờ thay thế để đang ký khai sinh và những giấy tờ chứng minh quan hệ cha con. kèm những giấy để làm xác nhận cha, con.
Kết quả thực hiện khi đầy đủ giấy tờ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng kí khai sinh và Giấy xác nhận cha con.
Trong một số trường hợp đặc biệt xác nhận cha con như là nam, nữ chỉ chung sống với nhau mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng mà người con đó lại đang sinh sống với cha, không liên lạc được với người mẹ của người con đó thì khi cha đi làm thủ tục xác nhận cha, con không cần phải có sự đồng ý của người mẹ mà chỉ cần đủ điều kiện, giấy tờ chứng minh se được xác nhận cha con.
Trường hợp vợ sinh con trước thời kỳ hôn nhân nhưng chưa đăng kí khai sinh cho con và khi đi làm thủ đăng ký khai sinh cho con mà bố và mẹ có giấy tờ thùa nhận là con chung, có những giấy tờ chúng minh thì thông tin của người cha sẽ được ghi vào thông tin trong giấy khai sinh cho con luôn mà không cần làm thêm thủ tục xác nhận cha con trước mới điền thông tin cha vào giấy khai sinh.
4. Nên làm thủ tục nhận cha cho con hay làm thủ tục nhận nuôi con nuôi?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có con cùng chồng cũ. Do ngày xưa không có đăng ký hôn thú nên giấy khai sinh con lấy họ mẹ (và để trống tên cha). Giờ chồng cũ mình muốn nhận con mình làm con nuôi để tiện việc nhập quốc tịch nước ngoài (chồng cũ mình đã có quốc tịch Úc).
Vì hiện giờ theo luật thì chỉ có mình được quyền ủy quyền bảo hộ lẫn việc đi ở và thủ tục pháp lý ở Việt Nam. Mình muốn biết là nếu mình để Chồng cũ mình và vợ anh ấy nhận con mình làm con nuôi thì liệu việc con gái mình sau này có đi (nước ngoài), ở đâu, làm gì thì bên cha mẹ nuôi đồng ý là có thể giải quyết mà không cần thông qua mẹ ruột?
Mình thật sự không muốn con mình thiệt thòi. Nhưng mình vẫn muốn có sự gắn bó và ràng buộc để mình còn liên lạc và biết được con mình làm gì và ở đâu! Mình không có điều kiện tốt bằng bên chồng cũ, nên mình muốn để bên ấy lo cho con mình. Nhưng bên chồng cũ luôn muốn cắt đứt mối quan hệ giữa mình và con gái.
Vậy có cách nào để sau này bé có đi học ở đâu, làm gì, thì cũng thông qua mình được không? Mình nên làm thủ tục cho nuôi con hay làm thủ tục nhận cha cho con?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này chị nên để cha của cháu làm lại khai sinh có cả tên cha và tên mẹ theo quy định của pháp luật, nghĩa là làm thủ tục nhận cha cho con chứ không nên để cha cháu nhận làm con nuôi. Vì:
Nếu chị để cha cháu nhận làm con nuôi, căn cứ theo Điều 24 luật nuôi con nuôi Việt Nam 2010.
Như vậy, về mặt pháp lí kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lí định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi, nếu như giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận gì khác.
Vì vậy, chị nên làm thủ tục nhận cha cho con. Bởi lẽ, khi làm thủ tục nhận cha cho con chị thì về mặt pháp lí chị vẫn là mẹ của cháu. Việc cha của cháu đưa cháu sang nước ngoài định cư thì chị vẫn có quyền và nghĩa vụ với con chị như theo quy định tại Chương IV Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chứ không chấm dứt quan hệ như nhận nuôi con nuôi. Nhận cha cho con không làm chấm dứt sự ràng buộc với mẹ như vấn đề nhận con nuôi.
5. Quy định về xác nhận cha cho con bằng giám định ADN:
Khai sinh là một trong những quyền cơ bản của con người, mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha mẹ hoặc người thân có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho đứa trẻ.
Điều đó có nghĩa là dù đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, thời kỳ nam, nữ sống chung như vợ, chồng, hoặc những tình huống không mong muốn khác thì đứa trẻ có quyền được khai sinh.
Trường hợp người mẹ sinh con khi không đăng ký kết hôn mà tại thời điểm đăng ký khai sinh muốn ghi tên cha của đứa trẻ vào giấy khai sinh thì khi đăng ký khai sinh, người cha thực hiện thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Khi làm thủ tục nhận con, người cha phải chứng minh được mối quan hệ cha con thông qua những chứng cứ quy định tại Điều 11
Theo quy định trên, chứng cứ xác thực nhất để chứng minh quan hệ cha con là văn bản của cơ quan y tế hay cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha con, hay còn gọi là giám định AND.
Giám định ADN để xác định mối quan hệ huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Kết quả giám định ADN để xác định mối quan hệ huyết thống cho phép kết luận người bố (mẹ) nghi vấn có phải là người bố (mẹ) sinh học (bố/ mẹ ruột) hay không. Nếu hai mẫu ADN giữa con và bố (mẹ) nghi vấn trùng khớp với nhau hoàn toàn thì khả năng có cùng huyết thống bố (mẹ) ruột và con sẽ vào tỉ lệ từ 99,999% trở lên. Nếu hai mẫu giám định không trùng khớp từ 2 gen trở lên thì khả năng người bố (mẹ) nghi vấn 100% không phải bố (mẹ) ruột của con.
Theo đó, pháp luật về hộ tịch công nhận giám định AND như một căn cứ chứng minh quan hệ ruột thịt giữa cha và con khi làm thủ tục nhận con. Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ sinh ra ngoài thời kỳ hôn nhân được có cha và cũng đảm bảo quyền lợi cho người cha được nhận đứa con mình.
6. Thủ tục đăng ký nhận cha cho con khi vợ không đồng ý:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào các bác luật sư Em có một vấn đề không biết giải quyết như thế nào ? Kính mong văn phòng giúp đỡ. đây là một sự việc hoàn toàn là thật (tên nhân vật đã thay đổi) Sự việc như sau: Cô A đã đăng kí kết hôn và có thai với chồng là anh B. Tuy nhiên khi cô A mang thai thì anh B bỏ đi xa (không lo lắng, chu cấp tiền cho việc chăm lo con cái). Chị A sống một mình, sinh được đứa con gái và nuôi con cho đến khi con chị A được 5 tuổi. Lúc này chị A đi thêm bước nữa. Chị A lấy anh C có thai và sinh ra được một đứa con trai.
Tuy nhiên, khi đi làm giấy khai sinh thì không làm được vì chị A và Anh B chưa ly hôn, nên chị A chỉ làm khai sinh cho đứa con trai với người đứng tên là tên chị A, còn tên cha thì để trống (đợi ngày chị li hôn rồi đăng kí kết hôn lại rồi ghi vào). Sau một thời gian dài chưa li hôn được với anh B. Chị A và Anh C lại mâu thuẫn dẫn đến bỏ nhau, Chị A giao con cho Anh C nuôi (Anh C đưa con về nhờ nội nuôi giúp).
Đứa con của hai anh chị chuẩn bị đi học. Anh C xin chị A giấy khai sinh của đứa con và xin được toàn quyền nuôi đứa con, nhưng chị A không đồng ý và không giao giấy khai sinh đứa con cho anh C ( đến giờ đứa con này không có giấy khai sinh để đi học). Chị A quê ở Quảng Nam (khai sinh lần đầu cho đứa con trai cũng ở quê là Quảng Nam) Anh C quê ở Huế (có đi xin cấp giấy khai sinh nhưng không được chấp nhận) Em kính mong văn phòng luật sự có thể tư vấn cho em với để làm sao có thể nuôi con và khai sinh cho con một cách hợp pháp ạ Em cám ơn rất nhiều ạ. Xin chân thành cám ơn các luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, chị A và anh C có sinh được một đứa con trai, nhưng vì chưa ly hôn với anh B nên chị A và anh C chưa đăng ký kết hôn dẫn đến khi khai sinh mới chỉ ghi thông tin của mẹ, phần thông tin về cha để trống. Hiện anh A và chị C không sống cùng nhau nữa, chị A giao con cho anh C nuôi. Nhưng chị A không giao giấy khai sinh cho anh C. Trong trường hợp này, anh C muốn có giấy khai sinh của con và nuôi con hợp pháp thì anh C phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, con. Ở đây, do bạn không nói rõ chị A có đồng ý cho anh nhận bé hay không nên có thể xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp 1, chị A đồng ý cho anh C nhận con thì bạn sẽ thực hiện thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014.
Như vậy, theo quy định trên bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký nhận cha cho con theo mẫu quy định. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
– Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn bởi Điều 11
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản như trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Bạn chuẩn bị giấy tờ và đếnỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của vợ bạn hoặc nơi cư trú của bạn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp 2, chị A không đồng ý cho anh C nhận con thì lúc này bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Khoản 4, Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện về việc xác nhận cha cho con (theo mẫu của Tòa án)
+ Giấy tờ xác nhận hai người là cha con (băng ghi hình người yêu bạn chơi với con, hình ảnh chung, xét nghiệm ADN,…)
+ Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu gia đình của bạn (bản sao chứng thực);
Sau khi thực hiện thủ tục nhận cha con hoặc trước đó bạn và cha bạn đã nhận cha con thì thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch: Cụ thể, theo Khoản 13 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
Việc bổ sung hộ tịch được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân đối với trường hợp người chưa 14 tuổi; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Thủ tục bổ sung thông tin cha vào giấy khai sinh được thực hiện như sau:
+ Người yêu cầu nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch, cụ thể ở đây là bản án của Tòa án về việc nhận cha con.
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp này, bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của bạn ( trước đó trống tên cha), Công chức tư pháp- hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.